Công dụng thuốc Pantonova IV

Pantonova IV là một thuốc giảm tiết acid dịch vị được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc được điều trị ngắn hạn cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét đường tiêu hoá.

1. Pantonova là thuốc gì?

Thuốc Pantonova có thành phần chính là Pantoprazol dưới dạng Pantoprazole natri sesquihydrate 40mg. Pantonova được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch.

Pantoprazol là chất ức chế chọn lọc bơm proton có tác dụng ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton, tác dụng chọn lọc trên thành tế bào dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh, hiệu quả. Theo nghiên cứu đánh giá thấy tỉ lệ liền lành vết loét có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến tổng khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội và sự co bóp dạ dày, thường chỉ làm tăng độ pH của dịch vị.

2. Công dụng của thuốc Pantonova

Thuốc Pantonova được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Được dùng để điều trị ngắn hạn cho những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tiền sử mắc bệnh viêm thực quản ăn mòn.
  • Pantonova cũng được chỉ định để điều trị ngắn hạn tình trạng tăng tiết acid đường tiêu hóa bệnh lý. Có thể kết hợp với hội chứng Zollinger — Ellison hoặc tăng tiết do các tình trạng u tăng sinh khác.

Thuốc Pantonova không được chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Pantonova

3.1 Cách dùng

Thuốc chỉ được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Thao tác này được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.

  • Tiêm tĩnh mạch: Pha lọ bột thuốc đông khô 40mg với 10ml dung dịch NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm, cần tiêm ít nhất 2 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Pha thuốc với 100ml dung dịch NaCl 0,9%, hoặc dung dịch dextran 5% hoặc dung dịch Ringer Lactat. Dung dịch pha nên được tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng ít nhất 15 phút.

Lưu ý dung dịch đã pha không nên được pha trộn hoặc dùng chung bộ dây truyền với các loại thuốc khác. Nên dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha và tốt nhất nên dùng ngay sau khi pha để đảm bảo tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Dùng một nửa thể tích sau khi pha tiêm nếu chỉ cần dùng với liều 20 mg pantoprazol, bỏ đi phần dung dịch không sử dụng.

3.2 Liều dùng

Đối với người lớn:

Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược từ mức độ trung bình đến nặng: Liều tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo 1 lọ Pantonova ( 40 mg Pantoprazole) và dùng 1 lần mỗi ngày.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison kéo dài và các tình trạng tăng tiết bệnh lý khác:

  • Bệnh nhân thường được bắt đầu với liều hàng ngày là 80 mg Pantoprazole dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Sau đó, liều dùng có thể điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống theo yêu cầu căn cứ vào kết quả định lượng sự tiết acid dạ dày.
  • Với những liều dùng mà trên 80 mg mỗi ngày, nên được chia đều làm 2 lần/ngày.
  • Trong trường hợp để có thể đạt được nhanh sự kiểm soát tiết acid, một liều khởi đầu được dùng là 160 mg, nhưng không được áp dụng lâu dài.
  • Nên chuyển dạng dùng từ Pantoprazole đường tiêm sang đường uống càng nhanh càng tốt khi mà các điều kiện lâm sàng cho phép.
  • Thời gian sử dụng theo chỉ định của dùng đường tiêm thông thường khoảng 7-14 ngày, không dùng kéo dài.

Người suy gan nặng: Cần giảm liều dùng hoặc dùng cách ngày. Liều tối đa đối với trường hợp này là 20 mg/ ngày hoặc 2 ngày dùng 1 lần tiêm 40 mg.

Người suy thận: Dùng như người lớn và không cần điều chỉnh liều.

Trẻ em: Không nên dùng thuốc vì mức độ an toàn và hiệu quả chưa xác định trên các nghiên cứu.

4. Tác dụng phụ của thuốc Pantonova

Pantonova nói chung là một thuốc được dung nạp khá tốt. Phần lớn các tác dụng phụ của thuốc xảy ra thường nhẹ và ở trung bình. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc đã được báo cao gồm:

  • Phản ứng trên toàn cơ thể: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tăng tiết mồ hôi là tác dụng phụ hay thấy. Hiếm khi thấy có sốt, phản ứng quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ và phù ngoại biên.Rất hiếm khi thấy có đau ngực (dưới xương ức) và nóng bừng mặt.
  • Tim mạch: Hiếm khi thấy gây ra tăng huyết áp. Rất hiếm khi có báo cáo về tình trạng trụy tim.
  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: Đau đầu, hoa mắt. Hiêm hơn là giảm vận động và thay đổi giọng nói.
  • Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, ợ hơi nhiều lần, táo bón hoặc đầy bụng, đầy hơi, khô miệng và đau bụng trên. Ít gặp hơn là buồn nôn và nôn. Hiếm khi rối loạn trực tràng và gây ra polyp kết tràng. Rất hiếm khi có báo cáo về tình trạng biến màu phân và tăng tiết nước bọt;

Một số phản ứng phụ khác không được kể trên cũng có thể xảy ra. Bạn nên thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ mà bạn gặp phải khi dùng thuốc Pantonova.

5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Pantonova

Trước khi dùng thuốc có tác dụng ức chế bơm proton, người bệnh phải được loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm trễ trong quá trình chẩn đoán ung thư.

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan nặng và khi dùng phải theo dõi chức năng gan.

Chưa có các nghiên cứu được thực hiện đầy đủ khi dùng Pantoprazol ở người trong thời kỳ mang thai. Chỉ được dùng thuốc khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai

Chưa biết rằng thuốc pantoprazol có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, trên nghiên cứu pantoprazol và các chất chuyển hóa của nó được bài tiết vào sữa của chuột cống. Dựa trên nguy cơ gây ra ung thư ở chuột của pantoprazol, cần cân nhắc kỹ giữa việc ngừng cho con bú hay ngừng thuốc.

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời các thuốc với nhau. Một số thuốc có thể tương tác với pantoprazol như các thuốc kháng acid, các thuốc ức chế bơm proton, Ketoconazol, thuốc Antanazavir, Diclofenac, diazepan...

Thuốc Pantonova được dùng dưới chỉ định của bác sĩ trong thời gian ngắn để điều trị bệnh lý cấp mà việc dùng thuốc đường uống mang lại hiệu quả kém. Nếu trong quá trình dùng thuốc có bất kỳ điều bất thường nào xảy ra cần báo với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

27 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bipraso
    Công dụng thuốc Bipraso

    Bipraso là thuốc có chứa thành phần cho khả năng ức chế bài tiết axit và hạn chế tổn thương do axit tác động lên dạ dày và thực quản. Để tìm hiểu thông tin công dụng, chỉ định và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Ramezole
    Công dụng thuốc Ramezole

    Thuốc Ramezole thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được chỉ định trong điều trị loét dạ dày tá tràng, loét thực quản hồi lưu, loét miệng nối và hội chứng zollinger-ellison. Vậy công dụng thuốc Ramezole là gì?

    Đọc thêm
  • auzomek 40
    Công dụng thuốc Auzomek 40

    Thuốc Auzomek 40 được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính là Omeprazol. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa.

    Đọc thêm
  • rapez
    Công dụng thuốc Rapez

    Thuốc Rapez thường được bác sĩ kê đơn sử dụng trong những trường hợp mắc viêm thực quản hồi lưu, loét dạ dày hoặc loét tá tràng,... Để dùng thuốc Rapez an toàn và sớm cải thiện bệnh, bạn cần ...

    Đọc thêm
  • getipace
    Công dụng thuốc Getipace

    Thuốc Getipace thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén bao tan trong ruột. Thành phần chính của thuốc Getipace là Rabeprazol được chỉ định trong điều trị loét dạ dày, tá tràng. Tuy ...

    Đọc thêm