Công dụng thuốc Pavado

Paracetamol được biết đến là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả và được sử dụng vô cùng rộng rãi. Hoạt chất này có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, một trong số đó là thuốc Pavado. Vậy thuốc Pavado chữa bệnh gì và nên sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Pavado là thuốc gì?

Thuốc Pavado là một thuốc giảm đau, hạ sốt được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt, thành phần chính của thuốc PavadoParacetamol, hàm lượng 500mg

Thuốc Pavado được sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-27388-17.

2. Chỉ định của thuốc Pavado

Thuốc Pavado được sử dụng để giảm đau từ mức nhẹ đến vừa, bao gồm:

  • Đau đầu, đau nửa đầu;
  • Đau bụng kinh;
  • Đau cơ bắp;
  • Đau họng, đau răng;
  • Đau nhức do cảm lạnh hay cảm cúm;
  • Đau sốt sau khi tiêm vắc xin;
  • Đau sau khi nhổ răng hoặc đau sau các thủ thuật nha khoa;
  • Hạ sốt.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Pavado

Thuốc Pavado được sử dụng theo đường uống, thuốc có thể uống cùng hoặc cách xa bữa ăn đều được,

  • Người lớn (kể cả người già) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống thuốc Pavado 1 - 2 viên/lần, nếu cần thiết có thể uống thuốc Pavado nhắc lại sau 4 - 6 giờ. Liều thuốc Pavado tối đa là 8 viên, chia 4 lần trong ngày;
  • Trẻ em từ 7 - 12 tuổi: uống thuốc Pavado 1 viên/lần, nếu cần thiết có thể uống thuốc Pavado nhắc lại sau 4 - 6 giờ, liều thuốc Pavado tối đa là 4 viên/ngày.

Không nên sử dụng thuốc Pavado cùng với các chế phẩm khác có chứa paracetamol. Không dùng thuốc Pavado quá liều chỉ định.

Quá liều thuốc Paracetamol chỉ xảy ra khi dùng liều độc duy nhất (trên 30 viên) hoặc sử dụng liều cao liên tiếp trong nhiều ngày. Các triệu chứng quá liều thuốc Pavado xuất hiện trong vòng 2 - 3 giờ đầu như: buồn nôn, nôn, đau bụng. Nặng hơn, có thể gây methemoglobin máu (xanh tím da và niêm mạc), rối loạn ý thức, suy giảm chức năng gan có thể dẫn đến vàng da nếu không được xử trí kịp thời.

Báo ngay cho nhân viên y tế để có những can thiệp kịp thời, thậm chí ngay cả khi triệu chứng quá liều thuốc Pavado chưa xuất hiện. Có thể sử dụng hoạt chất Acetylcystein hoặc Methionin làm chất giải độc, nếu xử trí quá liều muộn (sau khi uống thuốc Pavado quá 36 giờ), gan đã bị tổn thương sẽ rất khó hồi phục.

4. Chống chỉ định sử dụng thuốc Pavado

Chống chỉ định sử dụng thuốc Pavado trong trường hợp sau đây:

  • Tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc Pavado;
  • Người mắc bệnh gan hoặc bệnh thận mức độ nặng;
  • Người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).

5. Tương tác thuốc của Pavado

Sử dụng thuốc Pavado liều cao kéo dài đồng thời với các thuốc chống đông máu như Coumarin và các dẫn chất Indandion có thể dẫn đến tăng nhẹ tác dụng chống đông máu.

Pavado có thể gây hạ sốt mạnh ở bệnh nhân dùng đồng thời với Phenothiazin hoặc các liệu pháp hạ nhiệt khác.

Các thuốc sau khi dùng cùng với thuốc Pavado sẽ làm tăng nguy cơ gây độc cho gan, bao gồm: các thuốc chống co giật (như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) và thuốc điều trị lao Isoniazid. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng đồng thời thuốc Pavado với các loại thuốc trên.

Cần lưu ý: Để tránh tương tác thuốc, người bệnh cần thông báo cho các sĩ về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bác sĩ được biết và cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp.

6. Tác dụng phụ của thuốc Pavado

Ở liều điều trị, thuốc Pavado có khả năng dung nạp tốt. Các tác dụng phụ của Pavado nếu xảy ra cũng chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua, bao gồm rối loạn chức năng tiêu hoá, phát ban ngoài da và các biểu hiện của phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân dùng thuốc Pavado có thể giảm số lượng bạch cầu trung tính, tiểu cầu hoặc toàn bộ các dòng tế bào máu. Tuy nhiên, khi so sánh với Aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác, thuốc Pavado có ưu điểm là không gây kích ứng dạ dày nên được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Pavado.

7. Chú ý khi sử dụng thuốc Pavado

Việc dùng thuốc Pavado cần thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tình trạng thiếu máu mạn tính, mắc bệnh lý gan hoặc bệnh lý thận;
  • Nghiện rượu (Paracetamol và rượu đều có thể gây hại đến gan);
  • Phối hợp thuốc Pavado với các chế phẩm khác cũng chứa Paracetamol, điều này có thể dẫn đến hiện tượng quá liều hoặc ngộ độc Paracetamol.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng (tỷ lệ rất hiếm) khi sử dụng thuốc Pavado như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Lyell hay hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Triệu chứng của các hội chứng liên quan đến thuốc Pavado nêu trên được mô tả như sau:

  • Hội chứng Steven-Johnson (SJS) là tình trạng dị ứng thuốc biểu hiện thể bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên (như mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan hay chức năng thận. Chẩn đoán xác định hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất bóng nước ở ít nhất 2 hốc tự nhiên của cơ thể;
  • Hội chứng hoại tử da nhiễm độc là tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhất, bao gồm các tổn thương đa dạng ở da (như phát ban dạng sởi, dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng) lan tỏa nhanh chóng khắp cơ thể, tổn thương niêm mạc mắt (viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc), tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa (như viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột), tổn thương niêm mạc đường sinh duc, tiết niệu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... Tỷ lệ tử vong của hội chứng này rất cao, lên đến 15-30% trường hợp;
  • Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Biểu hiện là các mụn mủ vô trùng kích thước nhỏ, phát sinh trên nền hồng ban lan tỏa ở các vị trí như nách, bẹn và mặt, sau đó lan ra toàn thân. Kèm theo đó bệnh nhân có những triệu chứng toàn thân như sốt, xét nghiệm máu bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác trong quá trình dùng thuốc Pavado, bệnh nhân cần phải ngay lập tức ngừng sử dụng. Người có tiền sử từng có các phản ứng trên da nghiêm trọng do Paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc Pavado trở lại và phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.

Nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được nguy cơ nào của thuốc Pavado với thai kỳ hay sự phát triển của phôi thai. Nghiên cứu trên người cũng không phát hiện được nguy cơ nào của thuốc Pavado đối với bà mẹ cho con bú và trẻ bú sữa mẹ.

Lưu ý Paracetamol qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó tốt nhất phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Pavado

Thuốc Pavado là một thuốc giảm đau, hạ sốt được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt, thành phần chính của thuốc Pavado là Paracetamol, hàm lượng 500mg. Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị giảm đau trong một số trường hợp nhất định. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

693 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc bostacet
    Các tương tác có thể gặp của thuốc Bostacet

    Thuốc Bostacet với hai hoạt chất chính Paracetamol và Tramadol, là thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • colatus
    Công dụng thuốc Colatus

    Colatus có chứa các thành phần Paracetamol, Phenylephrin hydrochlorid, Chlorpheniramin maleat và Extromethorphan HBr.H2O. Tuân thủ chỉ định và liều dùng A.T Calmax 500 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Skdol Cafein
    Công dụng thuốc Skdol Cafein

    Thuốc Skdol cafein là thuốc không dùng theo đơn của bác sĩ, thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị giảm đau hạ sốt cho các trường hợp bị đau đầu, đau răng, đau xương khớp, đau bụng kinh,... ...

    Đọc thêm
  • Lusanti
    Công dụng thuốc Lusanti

    Thuốc Lusanti là thuốc chống viêm giảm đau hạ sốt. Thuốc Lusanti nên được sử dụng khi có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một vài lưu ý cho bạn đọc tham khảo và hiểu rõ ...

    Đọc thêm
  • Alloflam 300
    Công dụng thuốc Alloflam 300

    Thuốc Alloflam 300 được sử dụng điều trị các bệnh lý như viêm khớp, sỏi thận,... Thuốc Alloflam 300 có thành phần chính là Allopurinol. Bài viết dưới đây xin gửi đến độc giả những thông tin chi tiết về ...

    Đọc thêm