Công dụng thuốc Ramlepsa

Thuốc Ramlepsa là thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng nhất định. Vậy thuốc Ramlepsa là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Ramlepsa là thuốc gì?

Thuốc Ramlepsa là một loại thuốc giảm đau hạ sốt được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là:

  • Tramadol hydrochloride 37,5 mg
  • Acetaminophen (Paracetamol) 325mg

Tramadol là một loại thuốc giảm đau trung ương, hoạt chất này và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) liên kết với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.

Paracetamol là cũng là một loại thuốc giảm đau trung ương khác. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của hoạt chất này cho đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng. Các đánh giá trên động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy việc phối hợp tramadol và paracetamol có tác dụng hợp lực.

Thuốc Ramlepsa được chỉ định sử dụng trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Thuốc Ramlepsa chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú, vì độ an toàn của loại thuốc này đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ramlepsa

Thuốc Ramlepsa được sử dụng bằng đường uống, có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng thức ăn, do sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Liều lượng thuốc Ramlepsa cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều thuốc Ramlepsa khuyến cáo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều tối đa là 1 - 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Ramlepsa chưa được nghiên cứu ở trẻ em.

Biểu hiện lâm sàng của việc sử dụng quá liều thuốc Ramlepsa có thể là các dấu hiệu hay triệu chứng ngộ độc tramadol hoặc ngộ độc paracetamol hay của cả hai.

  • Sử dụng quá liều tramadol có thể gây suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong.

Sử dụng liều rất cao paracetamol có thể gây độc cho gan. Các triệu chứng sớm của tình trạng này bao gồm kích ứng đường tiêu hóa, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, nôn, da nhợt nhạt, toát mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau khi uống thuốc từ 48 - 72 giờ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Ramlepsa

Các tác dụng phụ thường xuyên xảy ra nhất của thuốc Ramlepsa là trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là:

Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Ramlepsa bao gồm:

  • Suy nhược
  • Mệt mỏi
  • Xúc động mạnh.
  • Đau đầu
  • Rùng mình.
  • Đau bụng...

4. Tương tác của thuốc Ramlepsa với các loại thuốc khác

Sử dụng đồng thời Ramlepsa với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ như co giật và hội chứng serotonin.

Sử dụng đồng thời thuốc Ramlepsa với carbamazepine sẽ làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol. Khiến cho tác dụng giảm đau của tramadol trong thuốc Ramlepsa có thể bị giảm sút.

Sử dụng thuốc quinidine cùng với Ramlepsa sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol.

Khi sử dụng đồng thời Ramlepsa cùng với các chất thuộc nhóm warfarin, phải định kỳ kiểm tra thời gian đông máu ngoại lai do ghi nhận chỉ số INR tăng ở một số bệnh nhân.

Sử dụng thuốc Ramlepsa cùng với các chất ức chế CYP2D6 như là fluoxetine, paroxetine và amitriptyline có thể làm hạn chế sự chuyển hóa tramadol.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Ramlepsa. Việc hiểu rõ thành phần thuốc, liều lượng, cách dùng sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt hơn ở mỗi bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

85.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Settirax
    Công dụng thuốc Settirax

    Serratiopeptidase là một enzym phân giải protein được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột không gây bệnh Serratia sp., hoạt chất này có ứng dụng to lớn trong các lĩnh vực điều trị. Serratiopeptidase hiện đang có mặt trong ...

    Đọc thêm
  • Cetafenac
    Công dụng thuốc Cetafenac

    Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen, Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Thuốc được bào chế dưới ...

    Đọc thêm
  • Tradophen
    Công dụng thuốc Tradophen

    Thuốc Tradophen thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Tham khảo thông tin về thành phần và công dụng giúp người bệnh có thể sử dụng một cách ...

    Đọc thêm
  • reamemton 750
    Công dụng thuốc Reamemton 750

    Thuốc Reamemton 750 là thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt và thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị đau từ nhẹ tới vừa do các nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu về thuốc Reamemton ...

    Đọc thêm