Công dụng thuốc Sulfar

Thuốc Sulfar được chỉ định trong hỗ trợ điều trị nhiễm trùng vết thương, mụn lở và vết bỏng ngoài da... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Sulfar qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Sulfar

Thuốc Sulfar 8g chứa hoạt chất Sulfanilamide 2.4g bào chế dưới dạng thuốc bột dùng ngoài. Hoạt chất Sulfanilamide thuộc nhóm chất kháng khuẩn Sulfinamid cấu trúc tương tự Acid Para – Aminobenzoic (PABA). Sulfanilamide tác dụng theo cơ chế ức chế cạnh tranh với các phản ứng liên quan đến PABA, gây cản trở quá trình tổng hợp Acid nucleic ở vi khuẩn nhạy cảm. PABA là chất cần thiết để tạo ra axit folic của quá trình phát triển và nhân lên của vi khuẩn, hoạt động như một coenzym xúc tác phản ứng tổng hợp Pyrimidin và Purin. Phổ tác dụng của thuốc bao gồm vi khuẩn Gram dương, gram âm và một số vi khuẩn khác.

Thuốc Sulfar được chỉ định trong hỗ trợ điều trị nhiễm trùng vết thương, mụn lở và vết bỏng ngoài da...

2. Liều dùng của thuốc Sulfar

Thuốc Sulfar 2.4 được dùng bằng đường bôi ngoài da, liều thuốc được điều chỉnh phụ thuộc vào mức độ bệnh lý của người bệnh.

Sulfar được bào chế dưới dạng bột rắc, người bệnh cần làm sạch vùng da bị tổn thương (bằng nước oxy già, dung dịch Gynofar pha loãng) trước khi dùng thuốc. Bôi trực tiếp thuốc lên vùng da tổn thương và tránh tiếp xúc với nước.

Liều thuốc Sulfar khuyến cáo như sau:

  • Người trưởng thành: Rắc bột thuốc lên vết thương từ 2 – 3 lần/ngày;
  • Trẻ em: Rắc bột thuốc lên vết thương từ 1 – 2 lần/ngày.

Trong thời gian điều trị bằng Sulfar, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý điều chỉnh liều thuốc để đạt được hiệu quả mong muốn của bản thân.

3. Tác dụng phụ của thuốc Sulfar

Thuốc Sulfar 8g có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Kích ứng tại vùng da bôi thuốc như da đỏ, ban da, phồng rộp, sưng hoặc bong tróc;
  • Ít gặp: Mắt đỏ, mệt mỏi, vết loét trong miệng, mũi, cổ họng hoặc mắt.

Các tác dụng phụ gây ra bởi Sulfar rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bằng thuốc nếu người bệnh xuất hiện các tác dụng không mong muốn hoặc bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở ý tế để được thăm khám.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sulfar

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Sulfar trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Sulfanilamid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Không bôi thuốc lên vùng da rộng hoặc tổn thương da nặng;
  • Người bệnh suy thận nặng;
  • Người mắc bệnh viêm da dị ứng.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Không sử dụng thuốc Sulfar sau 2 tháng mở nắp hoặc khi đã dùng hết số lần sử dụng ghi như trên nhãn;

Sử dụng đúng liều thuốc Sulfar, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, vì làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn hoặc giảm hiệu quả điều trị của người bệnh.

Để thuốc Sulfar tránh xa tầm tay của trẻ em để tránh nguy cơ trẻ ăn nhầm sản phẩm có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa.

Người bệnh không được tự ý dừng sử dụng thuốc mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, việc giảm liều lượng thuốc cần được thực hiện từ từ, bởi ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây giảm miễn dịch của cơ thể và tăng triệu chứng của một số bệnh.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, điều kiện khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ phòng khoảng 30oC. Đậy kín nắp thuốc Sulfar sau khi sử dụng.

5. Tương tác thuốc

Hiện ghi nhận khả năng tương tác giữa Sulfanilamid và các thuốc dùng đồng thời. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra tương tác làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Sulfar. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Sulfar.

Thuốc Sulfar 8g chứa hoạt chất Sulfanilamide 2.4g được chỉ định trong hỗ trợ điều trị nhiễm trùng vết thương, mụn lở và vết bỏng ngoài da. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan