Cách điều trị đau mắt đỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh rất thường gặp và dễ điều trị.

1. Đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán ,điều trị vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn ...

Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:

  • Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bs khám ,hướng dẫn điều tri
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ khám -kê đơn –hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt ,thuốc kháng sinh ,kháng viêm ...)
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

2. Biện pháp phòng và tránh lây đau mắt đỏ

Rửa tay để phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Rửa tay thường xuyên cũng là một biện pháp phòng tránh đau mắt đỏ

Rửa tay thường xuyên bằng xà Phòng cũng là một biện pháp phòng tránh đau mắt đỏ

  • Phòng bệnh:

Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc; Không dụi mắt, Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi ở nơi công cộng; Sử dụng dung dịch vệ sinh tay; Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài; Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E...

  • Tránh lây lan bệnh:

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng ; Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc; Giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền cho người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

478.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cloraxin 0,4%
    Công dụng thuốc Cloraxin 0,4%

    Với thành phần hoạt chất chính là Cloramphenicol 0.04g, thuốc nhỏ mắt Cloraxin 0,4% thường được dùng để điều trị các bệnh về mắt, trong đó nổi bật là viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mí mắt... Vậy công ...

    Đọc thêm
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng nguy hiểm của sởi
    Viêm não, viêm màng não: Biến chứng nguy hiểm của sởi

    Khi mắc bệnh sởi, trẻ dễ bị các biến chứng do sự tấn công của vi khuẩn do bội nhiễm hoặc do virus. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là viêm não và viêm màng não.

    Đọc thêm
  • thuốc Poema
    Công dụng thuốc Poema

    Thuốc Poema có thành phần chính là neomycin, dexamethasone được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét giác mạc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người ...

    Đọc thêm
  • brolucizumab
    Tác dụng của thuốc Brolucizumab

    Thuốc Brolucizumab có thành phần chính là Brolucizumab, thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa điểm vàng ở mắt. Ngoài hiệu quả điều trị, bệnh nhân sử dụng thuốc Brolucizumab có thể gặp phải một số tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Yutiq
    Công dụng thuốc Yutiq

    Yutiq là một loại thuốc có tác dụng điều trị tình trạng viêm màng bồ đào mạn tính không do nhiễm khuẩn. Thuốc được đưa vào mắt và hoạt động phóng thích chậm ra chất giảm viêm, từ đó làm ...

    Đọc thêm