Công dụng thuốc Vinsalpium

Vinsalpium là thuốc được dùng trong điều trị co thắt phế quản. Vậy khi sử dụng thuốc Vinsalpium cần lưu ý điều gì về chỉ định và chống chỉ định để đạt hiệu quả và an toàn?

1. Thuốc Vinsalpium là thuốc gì?

Thuốc Vinsalpium được bào chế dưới dạng dung dịch khí dung. Mỗi 2,5ml dung dịch chứa Salbutamol và Ipratropium bromid 0,5mg.

Salbutamol là chất kích thích các thụ thể β-adrenergic, từ đó hoạt hóa enzym adenyl cyclase làm kích thích sản xuất AMP vòng (cAMP). Khi AMP vòng tăng trong tế bào làm tăng hoạt tính của protein kinase A, phụ thuộc cAMP nên ức chế sự phosphoryl hóa myosin và làm giảm nồng độ calci nội bào, dẫn đến giãn cơ trơn. Tăng nồng độ cAMP nội bào cũng giúp ức chế giải phóng các chất trung gian từ dưỡng bào ở đường thở. Salbutamol có tác dụng kích thích mạnh hơn trên các thụ thể β-adrenergic trên cơ trơn của phế quản, tử cung và mạch máu (thụ thể β2) so với tác dụng trên các thụ thể β-adrenergic ở trên tim (thụ thể β1). Salbutamol sau khi hít qua miệng có tác dụng giãn phế quản do thư giãn cơ trơn từ khí quản đến tiểu phế quản tận cùng. Salbutamol có tác dụng nhanh và ngắn, kéo dài trong vòng 4 – 6 giờ qua đường hít.

Ipratropium bromid là một thuốc kháng muscarin, dẫn đến ngăn cản sự kích thích guanyl cyclase do acetylcholin nhờ đó làm giảm sự hình thành vòng guanosin monophosphat (cGMP), đây là một yếu tố trung gian của co thắt phế quản. Ipratropium hít qua miệng có tác dụng gây giãn cơ trơn phế quản mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhầy phế quản, rất ít tác dụng đến bài tiết nước bọt, không làm tăng nhãn áp, không làm giãn đồng tử, không kích thích hệ thần kinh trung ương. Ipratropium không làm thay đổi tần số tim hoặc nhịp tim, huyết áp ở người khỏe mạnh, người bị bệnh phổi (COPD), tăng huyết áp.

2. Chỉ định của thuốc Vinsalpium

Thuốc Vinsalpium được chỉ định trong điều trị co thắt phế quản có hồi phục liên quan đến bệnh tắc nghẽn đường thở.

3. Chống chỉ định của thuốc Vinsalpium

Không sử dụng Vinsalpium trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với salbutamol, ipratropium, atropine hay các dẫn xuất của atropine hay với các thành phần của thuốc (ví dụ như lecithin đậu nành hoặc thực phẩm có liên quan đến đậu phộng, đậu nành)
  • Bệnh nhân bị loạn nhịp tim, cơ tim tắc nghẽn phì đại

4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vinsalpium

Cách dùng: Vinsalpium là dung dịch phun khí dung.

Liều dùng: Liều cắt cơn co thắt phế quản cấp cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 1 ống đơn liều/lần, nếu cần: 2 ống đơn liều.

Liều duy trì: 1 ống đơn liều x 3 - 4 lần/ngày.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinsalpium

Khi dùng thuốc Vinsalpium, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, nhức đầu, bứt rứt, run cơ xương nhẹ và đánh trống ngực.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vinsalpium

Thận trọng dùng thuốc Vinsalpium ở những bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát tốt, bệnh nhân vừa bị nhồi máu cơ tim, xơ bàng quang/túi mật, phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang, rối loạn tim mạch nặng, cường giáp, u tủy thượng thận, nguy cơ glaucom góc hẹp.

Thận trọng khi dùng Vinsalpium cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Salbutamol gây quái thai trong các thử nghiệm in vivo trên chuột. Trong thời gian thuốc lưu hành trên thị trường, một số dị dạng bẩm sinh gồm hở hàm ếch hoặc khuyết tật ở các chi đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng salbutamol. Tuy nhiên mối quan hệ giữa salbutamol và dị tật thai nhi cũng chưa được xác định. Salbutamol được bài tiết vào sữa mẹ, có thể làm trẻ bú mẹ có tim đập nhanh và tăng glucose huyết.

Bệnh nhân cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong quá trình điều trị. Trong trường hợp dùng thuốc quá liều Vinsalpium gây ngộ độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể biểu hiện một số các triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp, co giật, có thể hạ kali huyết. Tuy nhiên, nhà sản xuất cho rằng ít có khả năng xảy ra quá liều đối với những thuốc dùng qua đường hít qua miệng vì hấp thu vào toàn thân rất ít.

7. Tương tác thuốc Vinsalpium

Thuốc Vinsalpium tương tác với những thuốc như sau:

  • Digoxin: Salbutamol có khả năng làm giảm nồng độ digoxin máu.
  • Thiazid, theophylline, acetazolamid, corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai: Tăng nguy cơ giảm kali huyết khi dùng các thuốc này khi dùng liều cao thuốc giống thần kinh giao cảm β2.
  • Các thuốc kháng cholinergic, cannabinoid, kali clorid: Ipratropium dạng hít qua miệng có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
  • Các chất ức chế acetylcholinesterase, secretin: Ipratropium dạng hít qua miệng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
  • Pramlintid: có thể làm tăng tác dụng của Vinsalpium.

Với những chia sẻ về thuốc Vinsalpium, trước khi sử dụng người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • gotodan thuốc
    Công dụng thuốc Gotodan

    Gotodan là thuốc kê đơn được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng gây ra bởi chủng vi khuẩn nhạy cảm, đã đề kháng với nhiều loại thuốc khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • prascal
    Công dụng thuốc Prascal

    Prascal là một trong những thuốc chứa Ceftazidime được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, tác động được trên nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Thuốc có thể truyền qua nhau ...

    Đọc thêm
  • Padiozin
    Công dụng thuốc Padiozin

    Padiozin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách hộp 1 lọ + 1 ống nước vô khuẩn pha tiêm 5ml. Cùng tham ...

    Đọc thêm
  • osacacbo
    Công dụng thuốc Osacacbo

    Thuốc Osacacbo được chỉ định trong điều trị rối loạn đường hô hấp có tăng tiết đàm nhầy, bao gồm cả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Afedox
    Công dụng thuốc Afedox

    Thuốc Afedox với thành phần chính là Cefadroxil, có công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm,... Dưới đây là một số thông ...

    Đọc thêm