Công dụng thuốc Vitraclor

Vitraclor chứa thành phần chính là Cefaclor, một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin. Thuốc Vitraclor có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở trong tai, mũi, họng, amidan, ngực, phổi, bàng quang và thận.

1. Thuốc Vitraclor có tác dụng gì?

Thuốc Vitraclor chứa hoạt chất Cefaclor, một loại kháng sinh phổ rộng có hoạt tính chống lại nhiều loại vi khuẩn. Cefaclor điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây ra nó.

Với đặc tính trên, thuốc Vitraclor có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như:

Thuốc Vitraclor có ưu điểm là dùng được cho người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với kháng sinh Penicillin có thể không dùng được Cefaclor, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

2. Những lưu ý trước khi dùng thuốc Vitraclor

Trước khi bắt đầu dùng thuốc Vitraclor, điều quan trọng là bác sĩ phải biết người bệnh:

  • Nếu người bệnh đã từng bị dị ứng với thuốc.
  • Có ý định hoặc đang mang thai và trong thời gian cho con bú.
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm thuốc không kê toa, thảo dược và thuốc bổ sung.

3. Cách dùng thuốc Vitraclor như thế nào?

  • Trước khi bắt đầu dùng thuốc Vitraclor, bạn hãy đọc tờ rơi thông tin in của nhà sản xuất từ ​​bên trong gói thuốc để có thêm thông tin và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
  • Nếu đang dùng thuốc Vitraclor dưới dạng viên nang hoặc dạng lỏng, liều thông thường cho người lớn là 250-500mg/ 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em, liều thông thường là 62,5-250mg/ 3 lần mỗi ngày, tùy theo độ tuổi.
  • Quá trình điều trị của từng bệnh nhân có thể kéo dài hoặc ngắn tùy vào từng bệnh cảnh nhiễm trùng, vì vậy điều quan trọng là phải dùng thuốc Vitraclor theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu được chỉ định thuốc dạng lỏng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo rằng cha mẹ đo đúng lượng thuốc cho trẻ nhỏ. Viên nang và thuốc dạng lỏng có thể được uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nếu đang dùng thuốc dạng viên nén phóng thích biến đổi, bạn sẽ được kê một hoặc hai viên để uống 2 lần mỗi ngày. Uống thuốc trong bữa ăn và nuốt cả viên - không nhai hay bẻ nhỏ.
  • Khoảng cách liều lượng của thuốc Vitraclor cần chia ra đều trong ngày. Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh cho đến khi kết thúc liệu trình, trừ khi được bác sĩ yêu cầu ngừng thuốc. Thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị là quan trọng, ngay cả khi bạn cảm thấy nhiễm trùng đã khỏi.
  • Nếu quên dùng một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Cố gắng uống đúng số liều mỗi ngày, nhưng không dùng 2 liều cùng một lúc để bù lại liều đã quên.
  • Một số thuốc kháng axit có thể làm giảm lượng Cefaclor mà cơ thể hấp thụ. Do đó, người bệnh không nên uống các thuốc điều trị chứng khó tiêu hay thuốc dạ dày trong 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Vitraclor.

4. Các tác dụng phụ của thuốc Vitraclor

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vitraclor bao gồm:

  • Tiêu chảy: Người bệnh cần uống nhiều nước để bù lại lượng đã mất. Nếu tiêu chảy vẫn tiếp tục, trở nên nghiêm trọng hoặc có máu, người bệnh hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức.
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn: Hãy ăn những thức ăn đơn giản và dễ tiêu. Nên uống thuốc Vitraclor sau bữa ăn để hạn chế tác dụng kích ứng dạ dày.
  • Phát ban da (đặc biệt ở trẻ em) và các dị ứng kháng sinh khác: Hãy cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt vì có thể cần phải thay đổi điều trị. Phát ban ngứa, sưng mặt hoặc miệng, khó thở là những dấu hiệu cho thấy người bệnh bị dị ứng với thuốc kháng sinh.

Tóm lại, thuốc Vitraclor được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng da, tai, họng, amidan và đường tiết niệu. Việc sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng sau này do tình trạng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc đúng cách.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan