Công dụng thuốc Zaromax 200 và 500

Cùng là sản phẩm của Dược Hậu Giang, thuốc Zaromax có hai dạng bào chế là gói bột pha uống và dạng viên nén. Vậy thuốc Zaromax 200 và 500 là thuốc gì? Cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Zaromax 200 và 500 là gì?

1.1. Thuốc Zaromax 200 và 500 là thuốc gì?

Thuốc Zaromax 200 có thành phần chính Azithromycin (dưới dạng azithromycin dihydrat) 200mg và tá dược vừa đủ 1 gói (Kyron T112B, hương cam bột, aerosil, sorbitol P60W). Thuốc được bào chế bột pha hỗn dịch uống. Được đóng gói hộp 24 gói, mỗi gói 1.5 g.

Thuốc Zaromax 500 có thành phần chính Azithromycin tương đương 500mg Aazithromycin và thành phần tá dược (Dicalci phosphat - HPMC K4M- tinh bột biến tính- croscarmellose sodium- magnesium stearat- natri lauryl sulfat- HPMC 606- HPMC 615- PEG 6000- titanium dioxide- talc). Thuốc Zaromax 500 được bào chế theo dạng viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc.

Thuốc Zaromax 200 và Zaromax 500 được dùng điều trị viêm nhiễm hay khuẩn đường hô hấp rất hiệu quả như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm amidan... Thuốc được các y dược sĩ khuyên dùng và sử dụng cho cả người lớn, trẻ em.

1.2. Thuốc Zaromax 200 và 500 có tác dụng gì?

Công dụng của thuốc Zaromax 200:

  • Thuốc Zaromax 200 được chỉ định để dùng trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản hoặc viêm phổi và các nhiễm khuẩn da - mô mềm, viêm tai giữa; các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng hoặc viêm amidan. Thuốc cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.

Công dụng của thuốc Zaromax 500:

  • Thuốc Zaromax 500 được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi; nhiễm khuẩn ở răng miệng; nhiễm khuẩn da và mô mềm; viêm tai giữa cấp tính hoặc trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Thuốc Zaromax 500 nói chung có hiệu quả diệt streptococci trong viêm hầu họng, mặc dù dữ liệu chứng minh cho hiệu quả của Zaromax 500 và sự ngăn ngừa sốt do thấp khớp sau đó hiện tại vẫn chưa có.
  • Trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam và nữ, Zaromax được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis. Zaromax 500 còn được chỉ định điều trị bệnh hạ cam (chancroid) do Haemophilus ducreyi, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.
  • Có thể dùng đơn độc Zaromax 500 hoặc cùng với Rifabutin để phòng nhiễm Mycobacterium avium-intracellulare complex (MAC), là tình trạng nhiễm khuẩn cơ hội thường gặp ở những người bệnh nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV giai đoạn tiến triển.
  • Chỉ định dùng phối hợp Zaromax 500 với Ethambutol để điều trị nhiễm MAC lan tỏa (DMAC).

2. Cách sử dụng của thuốc Zaromax 200 và 500

2.1. Cách dùng thuốc Zaromax 200 và 500

Thuốc Zaromax 200 có dạng bột pha hỗn dịch dùng đường uống và Zaromax 500 dạng viên nén cũng dùng bằng đường uống. Người bệnh uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.

2.2. Liều dùng của thuốc Zaromax 200 và 500

Liều dùng thuốc Zaromax 200:

  • Người lớn: Bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn ở da hay mô mềm: Dùng liều duy nhất 500mg trong ngày đầu tiên; 4 ngày sau mỗi ngày dùng 250mg.
  • Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Dùng liều duy nhất 1g.
  • Ở trẻ em: Dùng ngày đầu tiên 10mg/ kg thể trọng trên ngày. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 dùng 5mg/ kg thể trọng mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Zaromax 500:

Liều dùng của thuốc Zaromax 500 được điều chỉnh để phù hợp với từng tình trạng của bệnh. Người bệnh có thể dùng liều theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn hoặc liều tham khảo dưới đây:

  • Người lớn:
    • Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp và nhiễm khuẩn da - mô mềm: Ngày đầu tiên dùng 1 viên/ lần, 4 ngày sau dùng 1⁄2 viên/ lần mỗi ngày.
    • Bệnh lây qua đường tình dục: Dùng 1 liều 2 viên.
  • Trẻ em:
    • Ngày đầu tiên: Dùng 10mg/ kg mỗi ngày.
    • 4 ngày sau: Dùng 5mg/ kg mỗi ngày.
  • Đối tượng đặc biệt:
    • Người bệnh bị suy gan: Không được sử dụng.
    • Người bệnh đang bị suy thận: Cần điều chỉnh liều theo từng tình trạng bệnh của người bệnh khi độ thanh thải creatinin hơn 40ml trên phút.

Xử lý khi quên liều:

  • Nếu người bệnh bỏ quên một liều thuốc Zaromax 200 hoặc Zaromax 500, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng người bệnh không nên dùng thuốc Zaromax 200 hoặc Zaromax 500 gấp đôi liều đã quy định.

Xử trí khi quá liều:

  • Hiện nay chưa có báo cáo nào cụ thể về các triệu chứng quá liều của thuốc Zaromax 200 và Zaromax 500. Người bệnh có thể sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, nghe kém như khi quá liều kháng sinh nhóm Macrolid.
  • Người bệnh cần phải tuân thủ liều dùng đúng như chỉ định. Nhưng nếu đã lỡ dùng quá liều và có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên môn để có cách xử trí kịp thời.

3. Chống chỉ định của thuốc Zaromax 200 và 500

Khoong suwr dungj cho người bệnh quá mẫn cảm với Zaromax 200 và 500, thành phần Azithromycin hoặc bất kỳ loại kháng sinh nào trong nhóm macrolid.

4. Tương tác thuốc

  • Không sử dụng đồng thời thuốc Zaromax 200 và 500 có thành phần azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì khả năng ngộ độc.
  • Khi dùng chung với Cyclosporin, cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều dùng Cyclosporin cho thích hợp.
  • Khi sử dụng đồng thời với Digoxin cần phải theo dõi nồng độ Digoxin vì có khả năng làm tăng hàm lượng Digoxin.

5. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Zaromax 200 và 500

Thận trọng khi dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Cần thận trọng khi sử dụng Azithromycin và các Macrolid khác vì khả năng gây dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ rất nguy hiểm (tuy ít xảy ra). Cũng như với các kháng sinh khác, trong quá trình sử dụng thuốc, phải quan sát các dấu hiệu bội nhiễm do vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, kể cả nấm.
  • Cần điều chỉnh liều thích hợp cho các bệnh nhân suy thận với độ thanh thải creatinin hơn 40 ml trên phút.

Quá mẫn:

  • Cũng như với Erythromycin và các Macrolid khác, đã có báo cáo về các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp, bao gồm phù mạch và sốc phản vệ (hiếm khi tử vong), ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) (hiếm khi tử vong) và phản ứng thuốc gây tăng bạch cầu ái toan ưa eosin. Một vài phản ứng với Azithromycin này đã gây ra những triệu chứng tái phát và cần phải được theo dõi và điều trị lâu hơn.
  • Nếu bị phản ứng dị ứng, cần ngừng ngay thuốc và dùng liệu pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ cần biết các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện lại khi đã ngừng điều trị triệu chứng.

Nhiễm độc gan:

  • Vì gan là đường thải trừ chính của azithromycin, nên việc sử dụng azithromycin cần phải thận trọng ở bệnh nhân mắc bệnh gan nặng.
  • Đã có báo cáo về chức năng gan bất thường, viêm gan, vàng da do tắc mật, hoại tử gan và suy gan, một số trường hợp này đã dẫn đến tử vong. Khi thấy có các dấu hiệu và triệu chứng viêm gan, phải ngừng dùng azithromycin ngay lập tức.

Hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ:

  • Trong quá trình theo dõi việc sử dụng azithromycin trên trẻ sơ sinh (dùng thuốc đến 42 ngày tuổi), đã có báo cáo về trường hợp mắc hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ. Cha mẹ và người trông trẻ cần được hướng dẫn thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ nôn hoặc cáu gắt khi cho ăn.

Thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot):

  • Ở người bệnh đang dùng thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot), khả năng bị ngộ độc ergotin sẽ tăng lên khi dùng phối hợp với các kháng sinh họ macrolid. Không có dữ liệu về khả năng tương tác giữa cựa lõa mạch (ergot) và azithromycin. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết có thể xảy ra ngộ độc ergotin, do đó không nên dùng phối hợp các thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot) với azithromycin.

Bội nhiễm:

  • Cũng như với bất kỳ chế phẩm kháng sinh nào, cần phải quan sát các dấu hiệu bội nhiễm của vi sinh vật không nhạy cảm, bao gồm cả nấm.

Tiêu chảy do Clostridium difficile:

  • Tiêu chảy do Clostridium difficile (Clostridium difficile associated diarrhea - CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng hầu hết các chất kháng khuẩn, bao gồm azithromycin, và mức độ nghiêm trọng có thể từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong. Điều trị bằng các chất kháng khuẩn sẽ làm thay đổi quần thể vi sinh tự nhiên của ruột dẫn tới sự phát triển quá mức của c. difficile.
  • C. difficile sản sinh ra độc tố A và B góp phần phát triển CDAD. Các chủng sản sinh siêu độc tố của c. difficile làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, do các tình trạng nhiễm khuẩn này có thể sẽ kháng thuốc kháng sinh và có thể cần phải làm thủ thuật cắt bỏ đại tràng. CDAD phải được xem xét ở tất cả các bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh, cần hỏi kỹ bệnh sử vì có báo cáo CDAD xảy ra sau hơn 2 tháng sau khi dùng các chất kháng sinh.

Suy thận:

  • Ở bệnh nhân suy thận nặng (GFR < 10 ml/phút), quan sát thấy tăng 33% nồng độ toàn thân của azithromycin (xem mục Đặc tính dược động học).

Kéo dài khoảng QT:

  • Đã thấy tình trạng kéo dài thời gian tái cực của cơ tim và khoảng QT, gây nguy cơ loạn nhịp tim và xoắn đỉnh khi dùng các macrolid, bao gồm azithromycin (xem mục Tác dụng không mong muốn của thuốc). Người kê toa cần xem xét nguy cơ kéo dài khoảng QT có thể gây tử vong khi cân nhắc nguy cơ và lợi ích của azithromycin cho các nhóm có nguy cơ.

Nhược cơ:

  • Đã có báo cáo về đợt cấp của các triệu chứng nhược cơ ở bệnh nhân được điều trị bằng azithromycin.

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:

  • Hiện nay có ít thông tin về tác động của thuốc đến sự phát triển của bào thai cũng như khả năng bài tiết của thuốc vào sữa mẹ.
  • Chỉ sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú nếu đã đánh giá lợi ích đối với mẹ cẩn thận vượt trội hơn cả nguy cơ gây hại.

Những người lái xe và vận hành máy móc:

  • Thuốc gây chóng mặt, đau đầu nên thận trọng khi sử dụng với người lái xe hay khi vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Zaromax 200 và 500

Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (khoảng 10%) nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với erythromycin. Có thể thấy sự biến đổi nhất thời ở số lượng bạch cầu trung tính, hay tăng nhất thời enzym gan, đôi khi cũng có thể gặp phát ban hoặc đau đầu và chóng mặt.

  • Ảnh hưởng thính giác: Sử dụng lâu dài liều lượng cao, Zaromax 200 và 500 có thành phần azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.
  • Thường gặp: Nôn, hoặc buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
  • Ít gặp: Người mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt, ngủ gà hoặc phát ban, ngứa. viêm âm đạo và cổ tử cung,...
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ. Phù mạch. Men transaminase tăng cao. Giảm bạch cầu trung tính nhất thời.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Cách bảo quản thuốc Zaromax 200 và 500

  • Bảo quản thuốc Zaromax 200 và 500 ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
  • Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất của thuốc có thể bị ảnh hưởng nếu bảo quản thuốc Zaromax 200 và 500 không tốt, hoặc là khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại cho người bệnh khi dùng . Hãy đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zaromax 200 và 500 trước khi dùng.
  • Khi thuốc quá hạn hoặc người bệnh không còn sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zaromax 200 và 500, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Zaromax 200 và 500 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

185.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh lậu
    Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh lậu

    Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến , bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Triệu chứng lậu cấp điển hình là tiểu buốt, tiểu ra mủ, bệnh có ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Eurodora
    Công dụng thuốc Eurodora

    Thuốc EuroDora được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng từng đợt hoặc dai dẳng, giảm các triệu chứng mày đay tự phát mãn tính (ngứa, phát ban). Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • AzaSite
    Thuốc AzaSite là thuốc gì?

    Thuốc Azasite chứa hoạt chất Azithromycin – kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt. Azasite được chỉ định trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn mắt. Cùng tìm hiểu về công dụng, lưu ý ...

    Đọc thêm
  • AzitroFort 500 mg
    Công dụng thuốc AzitroFort 500 mg

    AzitroFort 500 mg là thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da và một số bệnh lây qua đường tình dục khác.Trong bài viết này, các bạn có thể tham ...

    Đọc thêm
  • Zibac
    Công dụng thuốc Zibac

    Zibac là thuốc chứa hoạt chất Azithromycin, một kháng sinh phổ rộng thuộc họ macrolid được sử dụng rộng rãi có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng, giúp người bệnh có thể ...

    Đọc thêm