Công dụng thuốc Zentason

Ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng hay các bệnh liên quan tới đường hô hấp là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Để giải quyết tình trạng này, thuốc Zentason đang được nhiều người lựa chọn. Vậy công dụng thuốc Zentason là gì và nên sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Zentason là thuốc gì?

Zentason được biết đến với thành phần chính là Mometason furoat. Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng từ người lớn cho tới trẻ nhỏ, giúp ngăn chặn tình trạng ngứa mũi, tắc nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, thông thoáng mũi, điều trị polyp, sung huyết...

  • Tên dược phẩm: Thuốc Zentason.
  • Nhóm thuốc: Thuộc nhóm chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp, thuốc giảm đau hạ sốt.
  • Thành phần: Mometason furoat.
  • Dạng bào chế: Bào chế ở dạng hỗn dịch khí dung.
  • Quy cách đóng gói: Đóng gói theo hộp 1 lọ 16,8ml.

2. Zentason có tác dụng gì?

Kết quả của các cuộc nghiên cứu dùng kháng nguyên đường mũi cho thấy, Mometasone furoate có khả năng kháng viêm ở cả những đáp ứng dị ứng pha sớm và muộn. Đồng thời cũng được chứng tỏ bởi sự giảm (so với placebo) của histamin hoặc bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa eosin cùng những protein kết dính tế bào biểu mô. Ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị các sang thương nằm trên da đầu với dạng lotion.

Chính nhờ thế mà thuốc có công dụng chính là giảm sưng viêm đối với các trường hợp viêm mũi theo mùa. Mặt khác còn điều trị mang lại hiệu quả cao cho tình trạng polyp theo mùa, sổ mũi, hắt hơi, viêm xoang... Thuốc được chỉ định dùng cho những đối tượng từ 3 tuổi trở lên, những người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang tái phát rất nên dùng thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Zentason

3.1. Liều dùng

Tuỳ theo mỗi bệnh nhân và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc riêng biệt để khả năng dung nạp thuốc được đáp ứng một cách tốt nhất. Liều thông thường như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 11 tuổi: Mỗi ngày xịt một lần, mỗi lần 100mcg (tương đương với một lần xịt cho mỗi bên cánh mũi).
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: Mỗi ngày xịt 2 lần cả hai bên mũi.

Liều tối thiểu là xịt một lần/ngày và tối đa là 4 lần/ngày, liều được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ tiến triển của người bệnh.

3.2. Cách dùng

Cách sử dụng Zentason khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các thao tác sau đây:

  • Bước 1: Lắc kỹ lọ xịt trước khi sử dụng.
  • Bước 2: Vặn tháo nắp lọ xịt ra và xịt từ 1 - 2 lần ra không trung để đảm bảo dung dịch được đẩy hoàn toàn ra ngoài.
  • Bước 3: Giữ lọ xịt hướng thẳng đứng, tay đặt vào vị trí vòi xịt rồi xịt nhẹ nhàng vào từng bên cánh mũi, đồng thời hít nhẹ để thuốc dễ dàng được tương thích với cơ thể.

Để tránh lây nhiễm thì mỗi người nên dùng riêng một lọ xịt, tuyệt đối không dùng để xịt vào mắt hoặc miệng.

3.3. Xử lý khi quên liều, quá liều Zentason

Quá liều: Khi sử dụng quá liều, các biểu hiện mà người bệnh có thể gặp phải khá giống với triệu chứng của tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có nguy cơ xuất hiện tình trạng nhiễm độc cho thận hoặc gan. Lúc này người bệnh cần được theo dõi kỹ các triệu chứng trên mặt, huyết áp và đề phòng trường hợp nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh, phức tạp.

Quên liều: Cần tránh việc bỏ quên liều, nếu quên một liều, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không sử dụng chồng liều với liều kế tiếp. Vì trong thuốc có thành phần hoạt động tương tác khá mạnh với cơ thể, chính bởi vậy cần dùng theo đúng liều lượng được kê, không nên bỏ quên quá 2 liều liên tiếp để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zentason

4.1. Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định với đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần hoạt chất, tá dược nào có trong thuốc. Ngoài ra, một số trường hợp sau đây cũng cần đặc biệt thận trọng và phải được cho phép của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Đó là:

  • Đặc biệt thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Thận trọng đối với những người thường xuyên phải điều hành máy, móc, phương tiện giao thông hay các công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo cao.
  • Thận trọng đối với những bệnh nhân từng thực hiện phẫu thuật chỉnh hình mũi do chấn thương.
  • Thận trọng đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn niêm mạc mũi ở thể nặng.

4.2. Tác dụng phụ

Người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc như:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tại chỗ dạng lotion: Gây rát bỏng, ngứa ngáy, dấu hiệu teo da, viêm nang, phản ứng kiểu dạng viêm da nang bã.
  • Tại chỗ dạng kem: Gây dị cảm, ngứa ngáy, dấu hiệu teo da.
  • Tại chỗ dạng thuốc mỡ: Gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhói, nhức nhói, dấu hiệu teo da.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tại chỗ dạng lition: Gây nổi sần, nổi mụn mủ, đau nhói, mất khứu giác, mất vị giác, chảy máu mũi.
  • Tại chỗ dạng kem: Gây áp xe, khô da, cảm giác rát bỏng, nổi mụn nhọt, nổi mẩn đỏ, bệnh tiến triển nặng lên.
  • Tại chỗ dạng mỡ: Tăng nguy cơ dị ứng, mụn nhọt, viêm da, nổi mẩn đỏ, huyết trắng, nôn nao, mở rộng vùng sang thương.

Ngoài các tác dụng phụ kể trên, thuốc còn có thể gây ra tình trạng lông mọc rậm, giảm sắc tố da, bong tróc da, kích ứng viêm da quanh vùng miệng, ban kẽ hạt, nhiễm khuẩn thứ phát.

Trong suốt quá trình điều trị, nếu phát hiện thấy bất cứ biểu hiện nào bất thường và nghi ngờ do việc sử dụng thuốc gây ra, người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để có cách xử lý an toàn và kịp thời nhất.

4.3. Tương tác thuốc

Tương tự như các loại thuốc tân dược, Zentason cũng có thể gây tương tác với nhiều thuốc khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa và thải trừ, đồng thời có nguy cơ làm giảm tác dụng hoặc gây độc tính cho cơ thể.

Trong trường hợp buộc phải dùng chung nhiều loại thuốc cùng lúc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc và cách dùng phù hợp. Mục đích là để tránh tình trạng xảy ra các tương tác thuốc không mong muốn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Zentason và những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng mà chúng ta nên nắm rõ. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Centica
    Công dụng thuốc Centica

    Thuốc Centica nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid. Thuốc có tác dụng chính trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Việc hiểu và nắm rõ công dụng giúp quá trình điều trị ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Dolanol
    Công dụng thuốc Dolanol

    Với thành phần chính là Paracetamol 325 mg; Ibuprofen 200 mg, thuốc Dolanol có công dụng rất tốt trong việc giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Vậy thuốc Dolanol nên dành cho những đối tượng nào và liều lượng ...

    Đọc thêm
  • uptaflam
    Công dụng thuốc Uptaflam

    Thuốc Uptaflam dạng viên nén với tác dụng giảm đau nhanh chóng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị dài ngày bệnh viêm khớp mạn tính, thoái hóa khớp. Để đảm bảo hiệu quả khi sử ...

    Đọc thêm
  • Opebutal 750
    Công dụng thuốc Opebutal 750

    Opebutal 750 là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Nabumeton hàm ...

    Đọc thêm
  • Nemipam
    Công dụng thuốc Nemipam

    Thuốc Nemipam là thuốc kê đơn, với tác dụng giảm đau mạnh thuốc được chỉ định trong những trường hợp giảm đau sau mổ, đau do ung thư.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nemipam, người bệnh cũng ...

    Đọc thêm