Kaflovo 500mg là thuốc gì?

Thuốc Kaflovo 500mg có thành phần chính Levofloxacin. Hiện nay, loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da và các tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.

1. Kaflovo 500mg là thuốc gì?

Thuốc Kaflovo 500mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim màu hồng. Viên thuốc có hình oval, hai mặt trơn, cạnh và thành viên lành lặn.

Thuốc Kaflovo 500mg được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da và các tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.

2. Chỉ định dùng thuốc Kaflovo 500mg

Thuốc Kaflovo 500mg được chỉ định điều trị trong trường hợp:

  • Người bị viêm phổi cộng đồng.
  • Người bị nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Người bị viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp.
  • Người bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.
  • Người bị viêm bàng quang không phức tạp.
  • Để dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
  • Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp.
  • Các đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính.
  • Người bị viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Kaflovo 500mg

  • Chống chỉ định dùng Kaflovo 500mg cho người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Kaflovo 500mg

Cách dùng: Thuốc Kaflovo 500mg có dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên uống cả viên chứ không nên nghiền nát hoặc nhai vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Liều dùng:

Đối với người lớn:

  • Điều trị viêm xoang: Uống 500mg/ ngày. Dùng trong khoảng 2 tuần.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm hoặc viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: Tổng liều 500mg, chia 1-2 lần/ ngày. Dùng thuốc từ 1-2 tuần.
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu: Mỗi ngày uống 250 mg, trong khoảng 1 tuần.
  • Điều trị bệnh viêm phế quản mạn: Uống từ 250 - 500 mg. Dùng từ 7 đến 10 ngày.

Trong trường hợp quên liều thuốc Kaflovo 500mg thì nên uống bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và uống liều mới.

Trong trường hợp dùng quá liều thuốc Kaflovo 500mg thì cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tác dụng phụ của thuốc Kaflovo 500

Một số tác dụng phụ của thuốc Kaflovo 500mg bao gồm:

  • Đối với hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần; Động kinh; Đau đầu, chóng mặt; Mất ngủ;
  • Đối với hệ tiêu hóa: Tiêu chảy; Buồn nôn – nôn;
  • Rối loạn thị giác;
  • Nhức mỏi cơ khớp;
  • Vàng mắt, vàng da;
  • Bội nhiễm vi khuẩn khác;
  • Lượng nước tiểu thay đổi;
  • Dị ứng, nổi mẩn trên da.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì bạn cần ngừng sử dụng thuốc Kaflovo 500mg và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Tương tác của thuốc Kaflovo 500mg

Thuốc Kaflovo 500mg có thể xảy ra tương tác khi sử dụng chung với một số loại sau đây:

  • Thuốc Theophyllin, Digoxin, Warfarin, Multivitamin;
  • Thuốc hạ đường huyết;
  • Các muối sắt, Magnesi hydroxyd hoặc thuốc kháng axit chứa nhôm hydroxyd.
  • Thuốc Sucralfat;
  • Thuốc Probenecid,Cimetidin.
  1. Chú ý khi sử dụng thuốc Kaflovo 500mg

Khi sử dụng thuốc Kaflovo 500mg, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề như:

  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ Dược sĩ trước khi muốn dùng thuốc Kaflovo 500mg.
  • Trẻ chưa đủ 18 tuổi không được dùng Kaflovo 500mg.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Kaflovo 500mg, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều hay ngừng đột ngột mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Trường hợp thấy thuốc Kaflovo 500mg xuất hiện các dấu hiệu lạ như biến dạng, đổi màu, chảy nước thì không nên sử dụng nữa.
  • Thuốc Kaflovo 500mg cần được bảo quản ở những nơi khô ráo và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Kaflovo 500mg, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Zerbaxa
    Công dụng thuốc Zerbaxa

    Thuốc Zerbaxa gồm 2 thành phần chính là Ceftolozane (một kháng sinh nhóm beta lactam) và Tazobactam (chất ức chế men beta-lactamase). Thuốc Zerbaxa được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Haginir 100
    Công dụng thuốc Haginir 100

    Thuốc Haginir 100 được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Cefdinir. Thuốc được dùng để điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra tại hệ hô hấp, hệ bài tiết, ngoài ...

    Đọc thêm
  • thuốc Xenleta
    Công dụng thuốc Xenleta

    Thuốc Xenleta là thuốc được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Khi quyết định sử dụng, những rủi ro của việc dùng thuốc Xenleta phải được cân nhắc với những lợi ích mà nó mang lại. Vậy đối ...

    Đọc thêm
  • Chẩn đoán viêm phổi
    Chẩn đoán viêm phổi như thế nào là chính xác?

    Em 39 tuổi, em bị khó thở, giống như có gì nghẹt ở họng. Em có đi khám họ bảo em bị viêm phổi cộng đồng. Em được điều thuốc uống nhưng không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi ...

    Đọc thêm
  • asasea 250
    Công dụng thuốc Asasea 250

    Levofloxacin là kháng sinh tổng hợp nhóm Fluoroquinolon. Hoạt chất này có trong thuốc Asasea 250mg/50ml của Công ty Cổ phần Dược phẩm Am Vi Việt Nam. Vậy thuốc Asasea 250 có tác dụng gì và chỉ định trọng trường ...

    Đọc thêm