Công dụng thuốc Asasea 250

Levofloxacin là kháng sinh tổng hợp nhóm Fluoroquinolon. Hoạt chất này có trong thuốc Asasea 250mg/50ml của Công ty Cổ phần Dược phẩm Am Vi Việt Nam. Vậy thuốc Asasea 250 có tác dụng gì và chỉ định trọng trường hợp nào?

1. Thuốc Asasea 250 có tác dụng gì?

Hoạt chất Levofloxacin trong Asasea 250 là một kháng sinh fluoroquinolon tổng hợp. Levofloxacin có tác dụng chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn thông qua những tác động trên phức hợp Gyrase và Topoisomerase. Các nghiên cứu in vitro cho thấy Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao với phổ tác dụng bao gồm nhiều chủng vi khuẩn Gram dương lẫn Gram âm như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và cả các chủng vi khuẩn không điển hình.

Cho đến nay chưa ghi nhận hiện tượng đề kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại kháng sinh khác.

Lưu ý các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) cần liệu pháp phối hợp giữa Asasea 250 với các loại kháng sinh khác.

2. Chỉ định, chống chỉ định của Asasea 250

Asasea 250 được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm Levofloxacin ở người trưởng thành như sau:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Asasea 250 trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Levofloxacin, các kháng sinh nhóm Quinolon khác và bất cứ thành phần nào có trong sản phẩm Asasea 250;
  • Bệnh nhân có tiền sử động kinh, thiếu hụt men G6PD hoặc bệnh gân cơ do sử dụng kháng sinh fluoroquinolon;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định sử dụng thuốc Asasea 250.

3. Liều dùng, cách dùng thuốc Asasea 250

Sản phẩm Asasea 250 sử dụng bằng đường truyền tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Lưu ý không truyền tĩnh mạch thuốc Asasea 250 quá nhanh do có thể dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Thời gian truyền thuốc Asasea 250 theo khuyến cáo là trong 60 phút. Đồng thời Asasea 250 không thích hợp sử dụng theo các đường dùng khác như tiêm bắp, tiêm vào ống sống, tiêm phúc mạc hoặc tiêm dưới da. Lưu ý không trộn thuốc Asasea 250 với Heparin hoặc các dung dịch có tính kiềm (như Natri Hydrogen Carbonat).

Liều dùng khuyến cáo của thuốc Asasea 250 như sau:

  • Đợt cấp viêm phế quản mạn tính: 2 túi Asasea 250 (tương đương 500mg Levofloxacin), dùng 1 lần/ngày trong thời gian 7 ngày;
  • Viêm phổi cộng đồng: 2 túi Asasea 250 (500mg Levofloxacin), 1-2 lần/ngày trong thời gian 7-14 ngày;
  • Viêm xoang hàm trên cấp tính: 2 túi Asasea 250, dùng 1 lần/ngày trong thời gian 10-14 ngày;
  • Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:
    • Có biến chứng: 2 túi Asasea 250 truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 7-10 ngày;
    • Không có biến chứng: 1 túi Asasea 250 (250mg Levofloxacin), dùng 1 lần/ngày trong thời gian 3 ngày;
  • Viêm thận bể thận cấp: 1 túi Asasea 250, truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong thời gian 10 ngày;
  • Điều trị bệnh than: Liều khuyến cáo là 500mg/ngày, dùng trong 8 tuần. Thời gian đầu có thể truyền tĩnh mạch, sau đó chuyển sang Levofloxacin đường uống khi tình trạng người bệnh cho phép;
  • Viêm tuyến tiền liệt: 500mg/ngày (2 túi Asasea 250), truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển Levofloxacin uống.

Liều dùng Asasea 250 cho bệnh nhân suy thận:

  • Nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận bể thận cấp:
    • Độ thanh thải creatinin trên 20ml/phút: Liều khuyến cáo là 250mg (1 túi Asasea 250) dùng cách mỗi 24 giờ;
    • Độ thanh thải creatinin 10-19ml/phút: Liều khuyến cáo là 250mg (1 túi Asasea 250) dùng mỗi 48 giờ;
  • Các chỉ định khác:
    • Độ thanh thải creatinin 50-80ml/phút: Không cần điều chỉnh liều Asasea 250;
    • Độ thanh thải creatinin từ 20-49ml/phút: Liều ban đầu 500mg, sau đó duy trì 250mg mỗi 24 giờ;
    • Độ thanh thải creatinin 10-19ml/phút: Liều ban đầu 500mg, sau đó duy trì 125mg mỗi 24 giờ;
  • Bệnh nhân thẩm tách máu: Liều ban đầu 500mg (2 túi Asasea 250), sau đó duy trì 125mg (1⁄2 túi Asasea 250) mỗi 24 giờ;
  • Thẩm phân phúc mạc liên tục: Liều ban đầu 500mg (2 túi Asasea 250), liều duy trì 125mg (1⁄2 túi Asasea 250) mỗi 24 giờ.

Liều dùng thuốc Asasea 250 cho bệnh nhân suy gan không cần phải điều chỉnh.

Bệnh nhân lớn tuổi không cần phải điều chỉnh liều dùng của Asasea 250, trừ trường hợp có suy giảm chức năng thận kèm theo.

4. Tác dụng phụ của thuốc Asasea 250

Một số tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh điều trị bằng Asasea 250, bao gồm:

Những tác dụng phụ ít gặp của thuốc Asasea 250, bao gồm:

  • Hoa mắt, căng thẳng;
  • Kích động hoặc lo lắng;
  • Đau bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, nôn ói hoặc táo bón;
  • Tăng nồng độ bilirubin máu;
  • Ngứa da, phát ban ngoài da.

Bên cạnh đó, Asasea 250 có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như sau:

  • Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim;
  • Viêm đại tràng giả mạc, khô miệng, viêm dạ dày hoặc phù lưỡi;
  • Đau khớp, đau cơ, yếu cơ, viêm tủy xương hoặc viêm gân Achille;
  • Co giật, giấc mơ bất thường;
  • Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần;
  • Phản ứng dị ứng như phù Quincke, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Asasea 250

Trong thời gian sử dụng Asasea 250, da bệnh nhân sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và có thể bị bỏng rát hoặc phòng rộp. Do đó bệnh nhân cần lưu ý bảo vệ da, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao khi ra ngoài trời, đồng thời luôn luôn đội mũ và mặc áo dài tay và quần dài.

Các phản ứng ngoại ý nghiêm trọng của thuốc Asasea 250 có thể không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên hệ thần kinh trung ương (như ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nghiêm trọng và lú lẫn). Bệnh nhân cần ngừng sử dụng Asasea 250 ngay khi xuất hiện những dấu hiệu hoặc triệu chứng của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào kể trên.

Trước khi điều trị bằng thuốc Asasea 250, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về những vấn đề sau:

  • Độ tuổi từ 65 trở lên;
  • Đang điều trị Corticosteroid;
  • Tiền sử sử ngất, đã từng bị đột quỵ hoặc chấn thương sọ não;
  • Mắc bệnh lý thận;
  • Thiếu men glucose-6-phosphat dehydrogenase;
  • Đã từng bị rối loạn tâm thần;
  • Tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hoặc bệnh gan;

Thận trọng khi dùng các kháng sinh fluoroquinolon, bao gồm Levofloxacin trong thuốc Asasea 250 ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT như:

  • Rối loạn điện giải chưa được điều chỉnh, bao gồm hạ kali máu, hạ magnesi máu;
  • Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh;
  • Có các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm;
  • Sử dụng đồng thời các thuốc gây kéo dài khoảng QT;

Thận trọng khi chỉ định Asasea 250 cho bệnh nhân có tiền sử nhược cơ do có thể làm các biểu hiện của bệnh nặng hơn.

6. Tương tác thuốc của Asasea 250

  • Corticosteroid dùng đồng thời với Asasea 250 có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ viêm và/hoặc đứt gân.
  • Kháng đông Warfarin khi dùng kết hợp với thuốc Asasea 250 có thể tăng nguy cơ chảy máu bất thường.
  • Theophylin có thể gây ra các cơn ngất hoặc choáng nếu dùng chung với Asasea 250.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) như Aspirin, Ibuprofen, Fenbufen, Ketoprofen và Indomethacin có thể dẫn đến các cơn ngất hoặc choáng khi dùng kết hợp với thuốc Asasea 250.
  • Asasea 250 kết hợp với Cyclosporin (thường dùng sau ghép tạng) có nguy cơ mắc các tác dụng phụ của Cyclosporin cao hơn.
  • Cần thận trọng khi dùng Asasea 250 đồng thời với các thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, như các thuốc chống loạn nhịp (Quinidin và Amiodaron), thuốc điều trị trầm cảm (như Amitriptylin và Imipramin), một số thuốc chống loạn thần và các kháng sinh (như Erythromycin, Azithromycin và Clarithromycin).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

285 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chẩn đoán viêm phổi
    Chẩn đoán viêm phổi như thế nào là chính xác?

    Em 39 tuổi, em bị khó thở, giống như có gì nghẹt ở họng. Em có đi khám họ bảo em bị viêm phổi cộng đồng. Em được điều thuốc uống nhưng không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Axonir
    Công dụng thuốc Axonir

    Axonir chứa thành phần chính Cefdinir hàm lượng 300mg. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm trùng mức độ nhẹ đến vừa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Axonir về cách sử ...

    Đọc thêm
  • Amoksiklav 1.2g
    Công dụng thuốc Amoksiklav 1.2g

    Thuốc Amoksiklav 1.2g bào chế dạng tiêm được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nặng tai - mũi - họng, viêm phế quản, viêm phổi cộng đồng, viêm bàng quang, viêm thận, nhiễm khuẩn da... Để đảm bảo hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • sonletab
    Công dụng thuốc Sonletab

    Kháng sinh nhóm Quinolon được sử dụng rất rộng rãi, bao gồm cả đường uống và tiêm truyền. Trong số đó có dạng uống của Levofloxacin với sản phẩm thuốc Sonletab 250 và Sonletab 500. Vậy thuốc Sonletab là gì ...

    Đọc thêm
  • shinfemax
    Công dụng thuốc Shinfemax

    Shinfemax được bào chế dạng thuốc tiêm, sử dụng điều trị những nhiễm trùng đường tiết niệu nặng có biến chứng, viêm phổi nặng có kèm nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da. Để ...

    Đọc thêm