Tác dụng thuốc Axodrox

Thuốc Axodrox có thành phần chính là Cefadroxil monohydrate, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Axodrox qua bài viết dưới đây.

1. Axodrox là thuốc gì?

Thuốc Axodrox được sản xuất bởi Axon Drugs Private., Ltd - Ấn Độ, thuốc được lưu hành trên thị trường Việt Nam với số đăng ký VN - 8946-04. Axodrox được xếp vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Dạng bào chế: Viên nang, mỗi viên chứa 250mg Cefadroxil monohydrate và các tá dược khác của nhà sản xuất.

Dạng đóng gói: Vỉ 10 viên, mỗi hộp gồm 10 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Tác dụng thuốc Axodrox

Dược lực học:

  • Cefadroxil là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I có phổ tác dụng trung bình. Cefadroxil có tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như liên cầu, phế cầu, tụ cầu và một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
  • Cơ chế tác dụng của Cefadroxil là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, do đó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn không có vách che chở.
  • Các chủng vi khuẩn đã kháng Cefadroxil: trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Enterococcus, Proteus có phản ứng indol dương tính, Staphylococcus kháng methicillin, Bacteroid, các Enterobacter,...

Dược động học:

  • Hấp thu: Cefadroxil được hấp thu nhanh và hoàn toàn bằng đường uống, thức ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của Cefadroxil.
  • Phân bố: Cefadroxil được phân bố rộng rãi ở các mô và dịch trong cơ thể, nồng độ rất cao trong mô vì nó tan tốt trong mỡ.
  • Thải trừ: Cefadroxil được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu ở dạng chất không chuyển hóa.

3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Axodrox

Thuốc Axodrox thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu như viêm thận - bể thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, ...
  • Các nhiễm khuẩn tại đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi - phế quản, viêm phổi thùy, viêm phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm mủ màng phổi,...
  • Các nhiễm khuẩn ở da và mô mềm như viêm hạch bạch huyết, viêm tế bào, loét, áp xe, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn,...

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Axodrox 250 cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Axodrox

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc và tránh xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi dùng thuốc Axodrox, bao gồm liều lượng, đường dùng, thời gian dùng thuốc. Bệnh nhân không nên tự ý thay đổi liệu trình điều trị. Đồng thời, không sử dụng chung Axodrox với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng triệu chứng.

Liều lượng:

  • Người lớn: 2 - 4 viên/ lần (tính theo viên Axodrox 250), uống 1 - 2 lần trong ngày tùy theo mức độ bệnh.
  • Trẻ em:
    • Từ 1 - 6 tuổi: 1 viên, 2 lần/ ngày.
    • Trên 6 tuổi: 2 viên, 2 lần/ ngày.
  • Cần điều chỉnh liều thuốc Axodrox ở người lớn tuổi và bệnh nhân suy thận.

Cách xử trí khi quên một liều thuốc Axodrox?

  • Khi quên liều, hãy uống một liều thuốc khác càng sớm càng tốt. Nếu đã đến gần thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua. Lưu ý không uống thêm liều hoặc gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Cách xử trí khi quá liều thuốc Axodrox?

  • Khi nghi ngờ quá liều, cần nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Người nhà lưu ý mang theo tất cả thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó (kể cả thực phẩm chức năng, thuốc gia truyền, các sản phẩm thảo dược,...) để hỗ trợ cho chẩn đoán.

5. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, Axodrox 250 có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, những tác dụng này hầu hết đều nhẹ và có thể biến mất khi ngưng thuốc. Các tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,...

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Axodrox, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.

6. Tương tác thuốc

Ở những bệnh nhân phải điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau, có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc hoặc tương tác giữa thuốc và thực phẩm, điều này dẫn tới thay đổi sinh khả dụng, tác dụng, thậm chí gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh lý như ung thư, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường,... cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc. Vì vậy, để được kê đơn an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như các bệnh lý đang mắc phải. Đồng thời, cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ về một số loại thực phẩm, đồ uống (như rượu bia, chất kích thích,...) có thể tương tác với thuốc.

Các thuốc có thể tương tác với Axodrox như:

  • Cholestyramin làm chậm hấp thu thuốc Axodrox.
  • Probenecid có thể làm giảm bài tiết Axodrox.
  • Aminoglycosid, Furosemid có thể hiệp đồng làm tăng độc tính trên thận.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Axodrox

  • Sử dụng Axodrox trong thai kỳ và thời kỳ cho con bú: Cần cân nhắc thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai, cho con bú. Khi bắt buộc phải sử dụng, luôn xem xét giữa lợi ích điều trị cho mẹ và rủi ro gây ra cho thai nhi, trẻ nhũ nhi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Axodrox ở các bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin, suy thận, có bệnh ở đường tiêu hóa.
  • Dùng Axodrox dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Do đó, cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu có bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Axodrox trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để Axodrox tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Thuốc Axodrox có hạn sử dụng là 24 tháng, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
  • Không vứt thuốc Axodrox vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

299 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Cefadromark
    Công dụng thuốc Cefadromark

    Thuốc Cefadromark có thành phần chính là kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có phổ tác dụng trung bình trên các vi khuẩn gram dương và số ít các vi khuẩn gram âm. Kháng sinh Cefadromark được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Fudaste 500mg
    Công dụng thuốc Fudaste 500mg

    Thuốc Fudaste 500mg là thuốc kháng sinh kê đơn được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da và mô mềm... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Fudaste 500mg, người ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pentadrox
    Công dụng thuốc Pentadrox

    Thuốc Pentadrox là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm thường được dùng để điều trị một số nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, đường hô hấp, da và ...

    Đọc thêm
  • Zicoraxil
    Công dụng thuốc Zicoraxil

    Thuốc Zicoraxil chứa thành phần chính là Cefadroxil thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên ...

    Đọc thêm
  • Lifedroxin
    Công dụng thuốc Lifedroxin

    Thuốc Lifedroxin có thành phần hoạt chất chính là Cefadroxil với hàm lượng 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo ...

    Đọc thêm