Thuốc Acetic acid và Hydrocortisone otic

Thuốc Acetic acid và hydrocortisone otic kết hợp công dụng kháng khuẩn của acid acetic và chống viêm của hydrocortisone. Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng ống tai gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm, giảm các triệu chứng ngứa, đỏ hoặc sưng tấy.

1. Công dụng Acetic acid và Hydrocortisone otic

Thuốc Acetic acid và hydrocortisone otic kết hợp công dụng kháng khuẩn của acid acetic và chống viêm của hydrocortisone. Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng ống tai gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm, giảm các triệu chứng ngứa, đỏ hoặc sưng tấy.

Acid acetic và hydrocortisone cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng và cách dùng Acetic acid và Hydrocortisone otic

2.1. Liều dùng

Liều dùng thuốc Acetic acid và hydrocortisone otic phụ thuộc vào tình trạng và khả năng đáp ứng của người bệnh. Liều dùng khuyến cáo đối với dạng thuốc nhỏ tai trong điều trị nhiễm trùng ống tai như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 3 tuổi: Nhỏ 3 – 5 giọt thuốc vào tai bị ảnh hưởng, lặp lại liều dùng sau 4 – 6 giờ trong 24 giờ đầu tiên, sau đó nhỏ 5 giọt/lần x 3 lần/ngày;
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Dùng liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Trong trường hợp quên dùng một liều, người bệnh nên dùng sớm nhất có thể khi nhớ ra. Nếu thời gian quên gần với liều dùng tiếp theo, người bệnh có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường.

2.2. Cách dùng

Để sử dụng thuốc Acetic acid và hydrocortisone đạt hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ cách sử dụng thuốc như sau:

  • Người bệnh nằm nghiêng đầu phía tai bị ảnh hưởng lên trên. Kéo nhẹ nhàng dái tai lên và ra sau ở người trưởng thành (kéo xuống và ra sau đối với trẻ em) nhằm giúp ống tai được thẳng hơn. Nhỏ thuốc vào ống tai, giữ nguyên tư thế trong 2 – 5 phút để giúp thuốc chảy xuống đáy ống tai. Người bệnh có thể sử dụng một nút bông vô trùng đặt vào trong ống tai để tránh thuốc bị rò rỉ ra ngoài. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh nhỏ thuốc vào bông và 4 – 6 giờ để giữ ẩm;
  • Tránh không được để đầu ống thuốc nhỏ chạm vào tai, tay hoặc bất cứ vật gì để chống nguy cơ nhiễm trùng thuốc. Sau khi sử dụng, lau đầu ống nhỏ bằng khăn giấy sạch, đậy nắp thuốc và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát;
  • Đối với dạng bào chế là thuốc nhỏ tai chỉ sử dụng trong vòng 30 sau khi mở nắp. Hydrocortisone và acetic acid cũng không nên sử dụng trong một số nhiễm trùng vì nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh do các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong điều trị khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

3. Tác dụng phụ thuốc Acetic acid và Hydrocortisone

Thuốc Acetic acid và hydrocortisone có thể gây ra một số tác dụng phụ ít phổ biến như suy nhược, chán ăn và sụt cân ở trẻ em. Ngoài ra có thể gặp phải tình trạng ngứa, châm chích, kích thích hoặc rát tai. Các tác dụng phụ là dấu hiệu của phản ứng dị ứng thuốc bao gồm phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng... Trong trường hợp gặp phải phản ứng dị ứng trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acetic acid và hydrocortisone

Đối với bất kỳ dạng thuốc nào của acetic acid và hydrocortisone, người bệnh cũng đều cần ngưng sử dụng khi xảy ra hiện tượng dị ứng, mẫn cảm.

Thông báo cho bác sĩ trong trường hợp người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng như bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm, thức ăn, đồ uống nào...

Thành phần hydocortisone trong thuốc thuộc nhóm corticosteroid, vì vậy khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Người cao tuổi: Không có sự thay đổi về hấp thu thuốc ở người cao tuổi. Do vậy, không cần hiệu chỉnh liều thuốc ở đối tượng này.

Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn của thuốc acetic acid và hydocortisone, vì vậy khuyến cáo không sử dụng thuốc ở các đối tượng này.

5. Tương tác thuốc Acetic acid và hydrocortisone

Thuốc Acetic acid và hydocortisone có thể gây tương tác với các thuốc sau: vắc xin Rotavirus sống, Desmopressin, abametapir, loxoprofen, aceclofenac, lumiracoxib, macimorelin, acemetacin, meloxicam, nadifloxacin, bemiparin, moxifloxacin, nabumetone,...

Sử dụng đồng thời Acetasol HC và các loại thuốc sau đây có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ: Metocurine, Cam thảo, Alcuronium, Rifapentine, Primidone, Gallamine, Colestipol, Hexafluorenium...

Tương tác thuốc với thức ăn và đồ uống có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ và giảm hiệu quả thuốc. Vì vậy, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc cùng với thức ăn, đồ uống.

Ngoài những thông tin quan trọng trên đây, để biết thêm về Acetic acid và hydocortisone, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nhằm có những chỉ định phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: holevn.org - drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

638 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan