Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của thuốc Acrivastine và Pseudoephedrine

Thuốc Acrivastine và Pseudoephedrine là thuốc điều trị các bệnh lý về hô hấp, dị ứng. Cả 2 loại thuốc điều dễ gây tương tác với thực phẩm và những thuốc gây ức chế thần kinh. Vì thế, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Acrivastine

Thuốc Acrivastine được phân loại trong nhóm kháng histamin H1. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nang 8mg. Trong đó tá dược một viên có thành phần chiết xuất từ 60 mg Pseudoephedrine hydrochloride.

1.1 Hướng dẫn sử dụng thuốc theo công dụng và đối tượng

Theo nghiên cứu từ các phân tích thủy hóa, thuốc Acrivastine có khả năng giảm các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, mề đay tự phát mãn tính. Bên cạnh công dụng chỉ định, những người bệnh có tiền sử mẫn cảm dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc nên chú ý không dùng nếu có sự lựa chọn khác. Do thuốc này được bài tiết qua thận nên khi đào thải chất chuyển hóa dễ gây suy giảm chức năng thận. Vì vậy, bệnh nhân có chẩn đoán bị suy thận ở mức độ nặng hoặc trẻ dưới 12 tuổi là nhóm đối tượng chống chỉ định của thuốc.

Thuốc Acrivastine cần hết sức lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai, người nuôi con nhỏ, công nhân làm việc với máy móc hay lái xe. Nhóm đối tượng này có thể gặp vấn đề chóng mặt, mệt mỏi ảnh hưởng sức khỏe và công việc. Đặc biệt là người bệnh tăng nhãn áp, bí tiểu, sưng phì tuyến tiền liệt, động kinh, suy gan.... hãy thận trọng khi dùng thuốc và luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tác dụng thuốc.

1.2 Liều dùng của thuốc Acrivastine

Liều dùng thuốc sẽ được kê đơn theo độ tuổi và tình trạng bệnh thực tế.

  • Ở độ tuổi từ 12 đến 65 tuổi nên dùng 8mg/ lần và duy trì đều 3 lần mỗi ngày.
  • Người cao tuổi sau 65 tuổi cần được bác sĩ kiểm tra và chỉ định theo tình trạng hiện tại để kê đơn.
  • Trẻ em từ 12 tuổi tuy có thể dùng liều như người lớn nhưng cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc nếu không cần thiết.

Hiện nay những phản ứng phụ sau khi uống thuốc Acrivastine ở nhóm trẻ em vẫn chưa đáng lo ngại, nhưng vẫn cần quan sát và nghiên cứu thêm.

Thuốc sẽ phát huy tác dụng cao nhất khi bạn không dùng quá gần bữa ăn. Khi vô tình quên liều hay uống quá liều có thể ảnh hưởng đến công dụng thuốc, thậm chí dẫn đến ngộ độc do độc tính được chuyển hóa xâm hại cơ thể. Khi bạn xuất hiện cảm giác buồn ngủ, uể oải, sa sút tâm lý hay rối loạn nhịp tim nên báo bác sĩ để xác định nguyên nhân. Người lao động vận hành máy móc hay lái xe dài có thể chú ý đến tinh thần khi làm việc để kịp phát hiện biểu hiện bất thường.

Với những trường hợp lỡ uống quá liều cần được can thiệp ý tế để xử lý trung hòa bớt dược tính do liều cao. Tình huống quên liều có thể bỏ qua hoặc uống ngay nếu thời gian bỏ quên còn cách xa liều dùng tiếp theo. Tuyệt đối không gấp đôi liều dùng thuốc, vì nó dẫn đến vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng hồi phục của bệnh.

1.3 Cơ chế hoạt động và những tương tác

Thuốc Acrivastine sau khi uống sẽ được ruột non hấp thụ để xử lý vấn đề của cơ thể. Trong 1,5 giờ đầu sau khi uống nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt ngưỡng cao nhất. Chúng sẽ chuyển hóa thành chất khác với tỷ lệ nhỏ khi đi đến hệ bài tiết. Do vậy, nước tiểu có thể là cơ sở kiểm tra nồng độ thuốc được bài tiết và xác định mức độ chuyển hóa của thành phần thuốc. Quá trình bài tiết được diễn ra chủ yếu ở thận. Khi sử dụng thuốc bạn nên tránh dùng chung với thuốc ức chế thần kinh.

Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ra mệt mỏi, mất kiểm soát hành vi. Khi dùng thuốc kết hợp sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm trí tuệ sa sút, đồng thời ảnh hưởng khả năng vận động của các cơ. Một số nghiên cứu cho rằng, bạn nên hạn chế uống nước ép bưởi khi đang dùng thuốc. vì chúng có thể gây nguy hiểm.

2. Công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Pseudoephedrine

Pseudoephedrine nằm trong thành phần của thuốc Acrivastine. Đồng thời cũng là một loại thuốc được sử dụng để thông mũi và giãn nở mạch máu ở mũi. Bạn có thể sử dụng thuốc này để giảm nghẹt mũi do viêm xoang, tắc nghẽn chất lọng tại ống tai.

2.1 Những ai có thể sử dụng thuốc Pseudoephedrine

Pseudoephedrine không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 4 tuổi và cần hỏi ý kiến bác sĩ khi có nhu cầu dùng điều trị ho hay cảm lạnh. Cha mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ đang theo dõi bệnh cho bé để biết những rủi ro cũng như cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả. Đặc biệt, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn danh sách các loại thuốc hay thực phẩm tương tác với Pseudoephedrine để giảm nguy cơ nghiêm trọng do tác dụng phụ gây ra.

Khi bạn thuộc nhóm bệnh nhân có bệnh lý như tim mạch, đường huyết hay rối loạn tuyến giáp hãy hỏi kỹ bác sĩ về độ an toàn khi sử dụng thuốc. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu hiện chưa phát hiện những ảnh hưởng của thuốc Pseudoephedrine với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể đi vào ống dẫn sữa và tác động đến cơ thể trẻ đang bú mẹ

2.2 Cách dùng thuốc Pseudoephedrine

Trước khi dùng thuốc Pseudoephedrine, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và xác định rõ bản thân có từng dị ứng với thành phần nào được liệt kê trong thuốc. Bên cạnh đó, hãy cho bác sĩ biết được những loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Thuốc Pseudoephedrine không nên sử dụng trong thời gian quá dài. Việc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến công dụng và tình trạng bệnh.

Khi uống nước, bạn cần nhớ uống với lý nước đầy và uống nguyên cả viên thuốc. Thời gian cho một liệu trình thường không kéo dài quá 7 ngày theo chỉ định kê đơn từ bác sĩ.

2.3 Tương tác và tác dụng phụ của thuốc Pseudoephedrine

Khi bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc Pseudoephedrine hãy tránh dùng chung với thuốc giảm cân hay các thực phẩm có chứa chất kích thích. Những tác nhân này sẽ làm tình trạng ngạt mũi trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ nguy hiểm. Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc ho hay thuốc cảm lạnh hãy báo lại cho bác sĩ để cân nhắc dùng thuốc tối ưu. Bạn cần tự theo dõi sức khỏe bản thân trong suốt quá trình dùng thuốc để đánh giá sự phục hồi hay phát hiện sớm dấu hiệu ngoài ý muốn.

Với người bị dị ứng sau khi dùng thuốc Pseudoephedrine da sẽ nổi mẩn, sau đó là hiện tượng trương phù ở mặt hoặc gây khó thở. Một số nghiên cứu cho rằng, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, lo âu, dễ tổn thương mạch máu, cúm, cảm lạnh, nhức mỏi cơ, rối loạn huyết áp... là tác dụng dụng dễ gặp và khá nguy hiểm khi dùng loại thuốc này. Một vài trường hợp có thể gây rối loạn giấc ngủ, nóng trong người, mẩn ngứa trên da nhưng khá hiếm gặp.

2.4 Liều dùng của thuốc Pseudoephedrine

  • Với người lớn: Người lớn nếu điều trị tức thời có thể dùng thuốc Pseudoephedrine với liều 20 - 60 mg. Mỗi lần nên uống cách nhau 4 - 6 giờ. Khi bạn cần dùng duy trì có thể dùng 120 mg và cách nhau 12 giờ. Tối đa mỗi ngày người lớn sẽ không dùng quá 240 mg.
  • Với trẻ nhỏ: Ở trẻ nhỏ không nên dùng ở nhóm dưới 4 tuổi, trừ khi bác sĩ yêu cầu. Liều tức thời là 15 mg cách nhau 6 giờ. Nếu dùng lâu dài sẽ duy trì 12,5 - 25 mg. Độ tuổi này không nên dùng quá 60 mg. Một số có thể dùng công thức 1mg/kg / liều và dùng cho liều dùng tức thời. Tuy nhiên, bạn nên hỏi và uống theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thuốc hoạt động tốt nhất.

Thuốc Acrivastine và Pseudoephedrine có điểm chung là thuốc điều trị các bệnh lý về hô hấp, dị ứng. Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc đều dễ gây tương tác với thực phẩm và những thuốc gây ức chế thần kinh. Vì thế, người bệnh cần lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin thuốc, cũng như báo lại cho bác sĩ loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng và bệnh từng mắc để có phương án điều trị, dùng thuốc phù hợp an toàn nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com, bcare.vn,

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

434 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan