10 yếu tố nguy cơ viêm gan C

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan và tổn thương gan nhiêm trọng. Đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu và dịch tiết của cơ thể. Vì vậy, có nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm gan C như mẹ truyền sang con, tiêm chích, truyền máu,...

1. Tìm hiểu về viêm gan C

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan và gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh do virus viêm gan C gây ra lây truyền qua đường máu hoặc dịch tiết cơ thể của người bị nhiễm bệnh. Triệu chứng của viêm gan C thường không rầm rộ và khó phát hiện. Các giai đoạn của bệnh viêm gan C bao gồm:

  • Thời kỳ ủ bệnh: đây là khoảng thời gian từ lần đầu tiếp xúc đến khi bắt đầu phát bệnh, thường kéo dài từ 14 đến 80 ngày, trung bình khoảng 45 ngày.
  • Viêm gan C cấp tính: kéo dài trong 6 tháng đầu tiên sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Sau đó một số người mắc bệnh có thể tự loại bỏ virus.
  • Viêm gan C mãn tính: hầu hết những người bị viêm gan C cấp tính sẽ chuyển thành giai đoạn mãn tính chiếm khoảng 85%. Viêm gan C mãn tính có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
  • Xơ gan: tình trạng viêm gan lâu dần sẽ làm các tế bào gan khỏe mạnh bị phá hủy thay bằng các mô sẹo, và nguy cơ tăng lên đối với những người uống rượu, nhiễm HIV.
  • Ung thư gan: xơ gan là cho khả năng ung thư gan cao hơn.

Hiện nay bệnh viêm gan C chưa có vaccine phòng bệnh, tuy nhiên nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ mắc viêm gan C cần thường xuyên kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

2. Yếu tố nguy cơ nhiễm viêm gan C

Có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm viêm gan C với nhiều cách khác nhau và đặc thù nghề nghiệp. 10 yếu tố nguy cơ nhiễm viêm gan C được phân theo mức độ nguy cơ từ vừa đến cao như sau:

2.1 Những yếu tố nguy cơ cao nhiễm viêm gan C

  • Dùng chung dụng cụ sử dụng ma túy: bất cứ thứ gì liên quan đến việc tiêm chích ma túy từ ống tiêm, kim tiêm đến garo đều có thể dính một lượng nhỏ máu có thể truyền bệnh viêm gan C. Ống hút để hút, hít cũng có thể dính máu do chảy máu cam, nứt môi,...
  • Dùng chung dụng cụ xăm hoặc xỏ khuyên: vật dụng và mực có thể lây lan máu bị nhiễm virus.
  • Truyền máu: chế phẩm máu không được sàng lọc
  • Thiết bị y tế không vô trùng: như máy lọc máu, thiết bị nha khoa không được vô trùng
thuốc tiêm bơm tiêm
Sử dụng chung bơm kim tiêm có nguy cơ cao nhiễm viêm gan C

2.2 Những yếu tố nguy cơ mắc viêm gan C trung bình

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, bông băng vết thương, băng vệ sinh,... hay bất cứ thứ gì có thể dính máu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: hiếm gặp nhưng quan hệ tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao đặc biệt là HIV.
  • Mẹ truyền sang con: nguy cơ tương đối nhỏ tuy nhiên tỷ lệ sẽ tăng lên nếu người mẹ bị nhiễm HIV.
  • Vết thương do kim đâm: các nhân viên y tế và người chăm sóc sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh

3. Đối tượng dễ bị viêm gan C

Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C nhiều nhất đó là:

  • Tiêm chích ma túy: sử dụng chung kim tiêm là một trong những cách phổ biến nhất mắc bệnh viêm gan C.
  • Người hút cocaine: những người dùng chung ống hút hoặc các dụng cụ khác để hít phải thuốc cocaine sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với máu, kim tiêm: điều dưỡng, bác sĩ và những người trong phòng thí nghiệm bị viêm gan C thường xuyên hơn những người khác. Họ có nhiều khả năng tiếp xúc với máu và vô tình bị dính kim tiêm.
  • Người bệnh phải lọc máu, truyền máu: thiết bị lọc máu không được vệ sinh đúng cách hay chế phẩm máu không được sàng lọc có nhiễm virus viêm gan C sẽ dẫn tới người bệnh đang lọc máu hay truyền máu bị nhiễm viêm gan C.
  • Hoạt động tình dục bừa bãi: với những người có nhiều bạn tình hoặc quan hệ với những người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV thì sẽ có nhiều khả năng bị viêm gan C hơn.
  • Có vợ hoặc chồng, người chăm sóc bị viêm gan C: tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bị bệnh thì nguy cơ mắc viêm gan C cũng tăng lên.
  • Xăm hình, xỏ khuyên: những thiết bị và vật dụng có thể bị nhiễm virus viêm gan C. Vì vậy để đảm bảo an toàn cần tiệt trùng tất cả các dụng cụ, thiết bị kể cả mực xăm.
  • Trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh viêm gan C: mẹ có thể truyền bệnh cho con tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng xảy ra. Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan C hay HIV thì có nhiều khả năng em bé cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Tù nhân: những người đã hoặc đang ở trong tù có khả năng nhiễm viêm gan C cao vì thường xuyên dùng chung những vận dụng cá nhân.
Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ tình dục ra nhiều máu
Những người có hoạt động tình dục bừa bãi thuộc nhóm đối tượng dễ bị viêm gan C

Tóm lại, viêm gan C là bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh như có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả và thăm khám xét nghiệm định kỳ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

251 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan