Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn có phải do dạ dày?

Ăn xong bị đau bụng trên rốn là biểu hiện phổ biến của rất nhiều bệnh nhân. Quan điểm trước đây cho rằng biểu hiện này là của bệnh lý dạ dày. Vậy câu hỏi đặt ra là ăn xong bị đau bụng có phải do dạ dày hay do các bệnh lý khác?

1. Ăn xong bị đau bụng có phải do dạ dày?

Ăn xong bị đau bụng trên rốn không phải là tình trạng quá xa lạ. Theo đó nhiều người quan niệm đây là biểu hiện của bệnh lý dạ dày nên đôi khi có tâm lý chủ quan. Vậy câu hỏi đặt ra là ăn xong bị đau bụng có phải do dạ dày hay không? Quan điểm của đa số bệnh nhân là ăn xong bị đau bụng trên xuất phát từ dạ dày không thể nói là sai hoàn toàn vì thực tế khi bị tổn thương hay mắc một số vấn đề thì dạ dày sẽ phản ứng lại bằng triệu chứng đau bụng vùng thượng vị (hay còn gọi là vùng trên rốn và phía dưới xương ức). Kèm theo đó, tùy theo tính chất, vị trí cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà bác sĩ có những nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ăn xong bị đau bụng.

Theo các bác sĩ, ăn xong bị đau bụng trên rốn là một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất hiện nay của bệnh viêm loét dạ dày, đôi khi còn kèm theo một loạt các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói, tức bụng, dạ dày cồn cào và khó chịu.

Nguyên nhân kế tiếp và cũng đặc biệt nghiệm trọng để gây ra hiện tượng ăn xong bị đau bụngthủng dạ dày (hay thủng tạng rỗng) do viêm nhiễm với các triệu chứng như đau trên rốn dữ dội, cứng bụng, nôn ói, đôi khi nôn ra máu kèm tình trạng xuất huyết.

Bệnh nhân bị đau bụng trên rốn sau khi ăn đôi khi xuất phát từ một nguyên nhân được cho là nguy hiểm nhất chính là ung thư dạ dày. Căn bệnh này tiến triển nhanh với sự tăng trưởng liên tục của tế bào ung thư, do đó việc phát hiện sớm để có biện pháp ngăn chặn là vô cùng cần thiết.

2. Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn do đâu?

Bên cạnh nguyên nhân từ các bệnh lý dạ dày, tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn còn là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

2.1. Bụng chướng hơi

Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn có thể do bụng chướng hơi, nghĩa là trong đường ruột có nhiều khí hơn bình thường. Chúng có thể thoát khỏi cơ thể bằng đường miệng khi ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khi trung tiện.

Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus kèm theo tiêu chảy hay táo bón, người bệnh có thể sẽ cảm thấy bị đau bụng trên rốn dữ dội. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Đau trên rốn từng cơn;
  • Đau và dẫn đến chướng bụng;
  • Cảm giác có vật di chuyển trong dạ dày;
  • Ợ hơi hoặc trung tiện thường xuyên;

Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn do chướng hơi thường không nghiêm trọng và có thể tự điều trị bằng các thuốc không kê toa (OTC). Để dự phòng tình trạng này, người bệnh nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt quá nhiều không khí, đồng thời hạn chế một số thực phẩm có khả năng sinh hơi trong ổ bụng.

2.2. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh lý thường gặp và cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân ăn xong bị đau bụng trên rốn. Nếu không điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể diễn tiến nặng hơn sang viêm phúc mạc và đe dọa m tính mạng của người bệnh.

Ở giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, triệu chứng bệnh nhân thường gặp nhất là đau âm ỉ ở vùng thượng vị (hay trên rốn). Sau đó cơn đau sẽ di chuyển và khu trú đến vị trí đặc hiệu hơn là vùng bụng dưới bên phải (còn gọi là vùng hố chậu phải). Cách điều trị trong hầu hết trường hợp viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ.

2.3. Sỏi túi mật

Túi mật là cơ quan nằm ở vùng hạ dưới phải, ngay bên dưới gan với nhiệm vụ chứa mật hình thành từ các tế bào gan, sau đó bài tiết mật vào tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn. Do sự mất cân bằng giữa các thành phần của dịch mật sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, bản chất là những hạt cứng như đá hay nhầy như bùn.

Sỏi mật có thể làm tắc nghẽn túi mật, hệ quả là bệnh nhân xuất hiện những cơn đau bụng trên rốn lệch phải (vùng hạ sườn phải) dữ dội, kèm theo nôn ói, mệt mỏi và kiệt sức. Trường hợp không được can thiệp kịp thời, sỏi mật có thể tiến triển gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan hay tuyến tụy với một số biến chứng như vàng da/mắt hoặc viêm tụy gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phần lớn trường hợp sỏi mật có triệu chứng sẽ được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật và bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh bình thường dù mất đi cấu trúc này. Để hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng bị đau bụng trên rốn sau khi ăn do sỏi mật, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân xây dựng một lối sống khoa học, chế độ ăn hạn chế chất béo và tập thể dục thường xuyên hơn.

2.4. Tắc ruột

Ăn xong bị đau bụng trên rốn có thể là hậu quả của tắc ruột. Khi đó dịch và hơi trong lòng ruột ngừng lưu thông sẽ làm giảm khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, bệnh nhân cảm giác cực kỳ chướng bụng, bí trung đại tiện và nôn ói dữ dội.

Tuy nhiên, các triệu chứng xảy ra còn tùy thuộc vào vị trí ruột bị tắc nghẽn. Chẳng hạn như nôn ói là biểu hiện sớm của tắc ruột non, tuy nhiên lại là triệu chứng muộn của tắc đại tràng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiêu chảy nếu chỉ tắc một phần ruột và bí trung đại tiện nếu tắc ruột hoàn toàn. Ngoài ra, tắc ruột có thể gây sốt cao nếu thành ruột bị thủng.

Tắc ruột là bệnh lý cần được cấp cứu sớm nhằm hạn chế thủng ruột hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau phù hợp, tuy nhiên một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật cấp cứu để loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ruột.

3. Điều trị tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn

Nếu tình trạng bị đau bụng trên rốn sau khi ăn chỉ mới xuất hiện và ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm bớt cảm giác khó chịu này:

  • Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm vừa phải để đặt lên vùng trên rốn hoặc có thể dùng chai thủy tinh đựng nước ấm lăn ở xung quanh vùng bụng bị đau sau ăn;
  • Bệnh nhân ăn xong bị đau bụng cần hạn chế sử dụng nước lạnh, thay vào đó nên uống nước ấm, có thể uống một ít trà gừng pha thêm một ít mật ong sẽ hỗ trợ giảm đau hiệu quả hơn;
  • Bệnh nhân có thể áp dụng một mẹo dân gian được cho mà rất hiệu quả để giảm cơn đau bụng trên rốn là sử dụng 10 gam vỏ quýt kết hợp với gừng tươi và 30 gam gạo rồi cho vào 350ml nước đun sôi, chắt lấy nước uống;
  • Đau bụng trên rốn nếu do nguyên nhân từ dạ dày thì bệnh nhân cần phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, hạn chế thực phẩm hay đồ uống gây hại dạ dày, tăng cường bổ sung ăn rau củ quả hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa;
  • Có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi bị đau bụng trên rốn. Bệnh nhân không nên cố gắng làm việc quá sức vì việc vận động mạnh có thể khiến cơn đau ngày càng tồi tệ hơn;

Theo bác sĩ, việc xây dựng một lối sống khoa học, bắt đầu từ thay đổi chế độ ăn uống khoa học cho đến chế độ nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời kiểm soát lo âu, stress hay áp lực trong cuộc sống... sẽ hỗ trợ kiểm soát tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng dữ dội, kéo dài và không đáp ứng với các biện pháp kể trên thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lanmebi
    Công dụng thuốc Lanmebi

    Thuốc Lanmebi 30mg là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có loét ở người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Vậy thuốc Lanmebi ...

    Đọc thêm
  • Tragentab
    Công dụng thuốc Tragentab

    Tragentab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa được dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do viêm gan, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nôn sau hậu phẫu, chậm tiêu do viêm thực quản trào ngược... ...

    Đọc thêm
  • Leninrazol 20
    Công dụng thuốc Leninrazol 20

    Thuốc Leninrazol 20 được bào chế để điều trị bệnh lý dạ dày ruột. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn và kê đơn. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • thuốc giãn cơ trong sỏi thận
    Tác dụng của thuốc Giazo

    Giazo là 1 loại thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc dẫn xuất 5-Aminosalicylic acid, được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Giazo là thuốc gì và lưu ý ...

    Đọc thêm
  • euoxacin
    Công dụng thuốc Euoxacin

    Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolon. Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường ...

    Đọc thêm