Công dụng thuốc Euoxacin

Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolon. Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da hoặc cấu trúc da, viêm tuyến tiền liệt, viêm dạ dày ruột hoặc dự phòng phẫu thuật.

1. Tác dụng của thuốc Euoxacin là gì?

Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm fluoroquinolon có độc tính thấp khi dùng đường uống hoặc nhỏ mắt. Cơ chế tác dụng của Lomefloxacin là do khả năng ức chế enzyme gryase, là enzym thiết yếu tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn gram dương và gram âm gây bệnh trên da, răng miệng, đường hô hấp...Nhìn chung, Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm với Lomefloxacin gây ra bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu (không phức tạp và phức tạp), nhiễm trùng da hoặc cấu trúc da, viêm tuyến tiền liệt, viêm dạ dày ruột hoặc dự phòng phẫu thuật.

Thuốc Euoxacin chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn cảm với hoạt chất, tá dược hay với các kháng sinh Quinolone khác.

2. Liều lượng và cách dùng của thuốc Euoxacin

Liều dùng thuốc Euoxacin thay đổi tùy vào độ nặng của bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Liều Euoxacin tham khảo trong một số trường hợp như sau:

  • Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp và đường niệu không biến chứng: Khuyến cáo dùng trong 10 ngày với liều 400mg mỗi ngày. Còn tùy theo triệu chứng và đáp ứng thuốc của người bệnh mà thời gian sử dụng có thể thay đổi.
  • Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng cũng dùng với liều trên nhưng liệu trình kéo dài trong 14 ngày.
  • Trong trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật, khuyến cáo dùng liều duy nhất 400mg 2-6 giờ trước khi mổ.
  • Điều trị viêm tuyến tiền liệt: Khuyến cáo uống 400mg/ lần/ ngày, trong 14 đến 30 ngày.
  • Điều trị viêm dạ dày ruột do Salmonella: Khuyến cáo uống 400mg/ lần một ngày trong 3 ngày.
  • Bệnh nhân suy thận (CrCl từ 10 đến 40 mL/phút): Liều nạp Euoxacin là 400mg, sau đó là 200mg uống mỗi ngày một lần.
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần chỉnh liều thuốc Euoxacin

3. Tác dụng phụ của thuốc Euoxacin là gì?

Bệnh nhân sử dụng thuốc Euoxacin có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn bao gồm:

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Khó tiêu, nôn, đầy hơi, táo bón, khó nuốt, viêm miệng, đổi màu lưỡi, viêm đường tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, đau niêm mạc miệng và rối loạn tiêu hóa.
  • Run, co giật, tăng vận động, chóng mặt, dị cảm, hôn mê và tăng tiết mồ hôi.
  • Khô miệng, đỏ bừng và ngất.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên và có thể làm trầm trọng thêm bệnh nhược cơ và chứng loạn ngôn ngữ.
  • Phát ban và ngứa.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nổi mày đay, mụn nước, chàm, rối loạn da, mụn trứng cá, đổi màu da và loét da.
  • Phù mạch, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Chức năng gan bất thường, tăng men ALT, AST, bilirubin, phosphatase kiềm và GGT.
  • Tăng BUN và tăng creatinin.
  • Mất ngủ, phản ứng hoang tưởng, lo lắng, trầm cảm, buồn nôn, suy nghĩ bất thường và suy giảm khả năng tập trung.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng, khó thở và ho.

4. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Ðiều trị dài hạn Euoxacin với kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Một vài trường hợp xảy ra hiện tượng tăng nhạy cảm của da đối với ánh sáng đã được ghi nhận sau khi dùng kháng sinh Lomefloxacin toàn thân. Do vậy trong khi điều trị với thuốc bệnh nhân nên tránh ra nắng hoặc tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều. Nên ngừng thuốc Euoxacin nếu có dấu hiệu nhiễm độc ánh sáng (ví dụ như cháy nắng, mẩn đỏ, bỏng rát, ngứa, phát ban và phồng rộp da).
  • Bệnh nhân không nên dùng quá liều khuyến cáo do làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT. Ngừng sử dụng nếu xảy ra các dấu hiệu kéo dài khoảng QT, co giật, bệnh thần kinh hoặc quá mẫn.
  • Tình trạng tiêu chảy do Clostridium difficile đã được báo cáo với hầu hết các loại kháng sinh và có thể đe dọa tính mạng. Các trường hợp nhẹ thường cải thiện khi ngừng thuốc, trong khi các trường hợp nặng có thể cần điều trị hỗ trợ và điều trị bằng thuốc kháng khuẩn phù hợp.
  • Điều chỉnh liều lượng Euoxacin cho bệnh nhân suy thận. Thận trọng đối với bệnh nhân cao tuổi vì có nhiều nguy cơ bị phản ứng phụ do suy giảm chức năng thận.
  • Tổn thương sụn và bệnh khớp được báo cáo trong các nghiên cứu ở động vật chưa trưởng thành. Bên cạnh đó tính an toàn và hiệu quả của Lomefloxacin ở bệnh nhi và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác định. Do vậy không nên dùng thuốc cho các đối tượng này.
  • Thuốc Euoxacin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như rách gân; vấn đề thần kinh ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; các vấn đề khác về hệ thần kinh. Các biến cồ này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi bắt đầu dùng Lomefloxacin. Một số tác dụng phụ trên có thể không biến mất và có thể dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
  • Phụ nữ cho con bú: Hiện không biết liệu Lomefloxacin có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Sự tổn thương sụn và bệnh khớp do kháng sinh Quinolone gây ra đã được quan sát thấy ở động vật chưa trưởng thành, từ đó dẫn tới lo ngại về tác dụng độc hại đối với các khớp đang phát triển của trẻ bú mẹ. Do khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho con bú hay ngừng thuốc tùy vào vai trò của thuốc đối với mẹ.
  • Khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc kháng sinh Lomefloxacin có thể gây chóng mặt hoặc choáng váng. Do vậy, bệnh nhân nên được khuyên tránh lái xe hoặc tham gia vào các công việc khác đòi hỏi sự tỉnh táo trong quá trình dùng thuốc
  • Phụ nữ có thai: Tuy nhiên, hiện tại chưa có đủ các nghiên cứu lâm sàng về việc dùng Lomefloxacin cho phụ nữ có thai. Do đó, không nên dùng thuốc cho đối tượng này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Euoxacin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Euoxacin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

37 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Synazithral
    Công dụng thuốc Synazithral

    Thuốc Synazithral được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, có thành phần chính là Azithromycin dihydrat. Thuốc được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Farvinem 1g
    Công dụng thuốc Farvinem 1g

    Thuốc Farvinem chứa hoạt chất chính là Ertapenem, một kháng sinh beta-lactam nhóm carbapenem. Ertapenem có tác dụng diệt khuẩn nhờ gắn kết với protein liên kết với penicilin, qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi ...

    Đọc thêm
  • zixtafy
    Công dụng thuốc Zixtafy

    Ceftriaxone là kháng sinh nhóm Cephalosporin có phổ tác dụng rộng. Hoạt chất này có mặt trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Zixtafy. Vậy Zitaxfy có tác dụng gì và chỉ định khi nào?

    Đọc thêm
  • thuốc trị viêm phế quản
    Công dụng thuốc Levotamaxe

    Thuốc Levotamaxe có chứa hoạt chất Levofloxacin được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy Levotamaxe là thuốc gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Brigmax
    Công dụng thuốc Brigmax

    Brigmax là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy khi sử dụng thuốc Brigmax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc ...

    Đọc thêm