7 dấu hiệu đột quỵ bạn cần biết

Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu được cấp cứu, điều trị sớm thì cơ hội sống sót, cũng như tỷ lệ thương tật của bệnh nhân giảm đáng kể. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ sớm là điều vô cùng quan trọng.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là những sai sót thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân từ mạch máu não. Đây là bệnh lý cấp tính, có thể gây ra nguy hiểm tới tính mạng ngay lập tức hoặc để lại thương tật cho bệnh nhân.

Đột quỵ là từ để chỉ tình trạng tổn thương mô não do mạch máu não, khác với nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim) là tình trạng giảm tưới máu cơ tim do tắc nghẽn mạch vành. Đôi khi có nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân bao gồm:

  • Do nhồi máu não hay gọi là thiếu máu não: Đây là tình trạng dòng máu lên nuôi não bị tắc nghẽn do nguyên nhân cục máu đông hay mảng xơ vữa, tình trạng này chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân gây ra nhồi máu não là do cục máu động hoặc mảng xơ vữa tại mạch máu não gây ra. Những nguyên nhân này do các yếu tố như bị tăng mỡ máu, hút thuốc, tiểu đường, bệnh tim mạch...
  • Xuất huyết não: Đây là tình trạng mạch máu não bị vỡ làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não. Đa số nguyên nhân gây xuất huyết não là do tăng huyết áp.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao, vùng nào bị tổn thương có thể được phục hồi nếu như được phát hiện và điều trị sớm, nhưng mô não đó có thể bị hoại tử nếu không được cung cấp máu sớm.

Chính vì tính nghiêm trọng của bệnh nên việc phát hiện sớm những dấu hiệu đột quỵ là cực kỳ quan trọng. Điều này có thể giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Xem ngay: Có biết được dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, 1 tuần hay 1 ngày không?

2. 7 dấu hiệu đột quỵ bạn nên biết

Do chứng bệnh này thường không có triệu chứng báo hiệu nên không ai có thể biết trước bạn thân sẽ bị đột quỵ. Do đó, việc nắm vững 7 dấu hiệu đột quỵ dưới đây là điều cần thiết để giúp người thân hay bản thân được tiếp nhận điều trị sớm nhất. Các dấu hiệu đột quỵ bao gồm:

  • Đau đầu: Bạn có thể xuất đau đầu một bên dữ dội, dấu hiệu đau đầu rất thường thấy nhưng hay bị bỏ qua. Bạn thấy đau đầu nhiều mức độ khác nhau, đau đầu kèm theo buồn nôn, chóng mặt.
  • Tê hoặc yếu nửa người hay tê nửa mặt: Đột nhiên cảm thấy một nửa người của mình, một nửa bên mặt tê và có thể yếu, không thể dơ tay lên hay dơ chân lên. Thậm chí, bạn còn không thể đứng vững. Các dấu hiệu tê và yếu nửa người này có thể tăng dần hoặc xuất hiện một cách đột ngột.
  • Dấu hiệu giảm thị lực: Khi bị đột quỵ bạn có thể thấy thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, giảm tầm nhìn ngoại biên. Tuy nhiên, biểu hiện này thường không rõ ràng nên người bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh mới có thể nhận thấy mình có dấu hiệu này. Vì thế nên yêu cầu được tới cơ sở y tế ngay.
  • Dấu hiệu liệt mặt: Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bị mất. Đặc biệt khi người bệnh nói hay cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và không cân xứng trên mặt, không tự thổi lửa hay huýt sáo được. Đôi khi có thể có dấu hiệu mắt nhắm không kín, mất nếp nhăn trán.
  • Dấu hiệu nói ngọng: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng như nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị cảm giác tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Đôi khi không biết mình đang nói gì hoặc có thể biết được mọi thứ nhưng lại không có ngôn từ để diễn tả được. Ví dụ như vẫn nhớ tên của mình, nhưng lại không thể nói ra được.
  • Đi lại khó khăn: Một số trường hợp dù sức cơ ở tay chân vẫn khỏe, nhưng bạn lại khó khăn trong việc phối hợp để làm một việc gì đó bình thường, chẳng hạn như cầm thìa hoặc bấm nút, viết. Trong một số trường hợp hiếm, một bộ phận cơ thể có thể xuất hiện các chuyển động bất thường, tự phát. Bạn cũng có thể dễ bị vấp ngã hoặc cảm giác mất thăng bằng.
  • Rối loạn nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn nhận thức như rối loạn trí nhớ, không có khả năng nhận thức được mọi vật xung quanh...

Với một số trường hợp nặng, người bệnh có thể rơi vào hôn mê và tử vong nhanh chóng. Cho nên, những người cao tuổi cần có người bên cạnh để có thể phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời.

Xem ngay: Đột quỵ - các dấu hiệu phải đi viện ngay

3. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Mặc dù không có biện pháp đặc hiệu nhưng từ những nguyên nhân gây bệnh có thể áp dụng các biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

3.1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

  • Kiểm soát huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao chính là nguyên nhân hàng đầu gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc, các biện pháp khác để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây ra mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu ở não, ở tim, ở thận... Ổn định đường huyết cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu: Để kiểm soát cần kết hợp chế độ ăn uống và thuốc nếu cần.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý mạch máu não và nhiều bệnh lý khác. Ngừng hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây ra đột quỵ. Bạn cần có kế hoạch bỏ thuốc lá hoặc cần giúp đỡ của bác sĩ để có thể bỏ được thuốc lá.

3.2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, các loại hạt, các loại cá béo, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol và muối.

3.3. Thường xuyên vận động

Vận động có thể giúp để rèn luyện thể chất và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Nên tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần và 30 phút mỗi ngày, bạn nên lựa chọn những môn vừa sức không nên tập quá sức để tránh cảm thấy mệt và ngại tập ở những lần sau. Tham khảo các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe...

3.4. Duy trì trọng lượng cơ thể

Cần kết hợp chế độ ăn, tập luyện để có thể duy trì được trọng lượng cơ thể hợp lý.

3.5.Tránh tắm đêm

Đây là một yếu tố nguy cơ cao gây ra đột quỵ.

3.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Những người ở độ tuổi nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh có nguy cơ gây đột quỵ và kiểm soát các yếu tố này.

Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là một yếu tố giúp người bệnh được tiếp cận điều trị sớm.

Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ bạn cần biết. Hãy đến cơ sở y tế ngay nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng trên. Đối với bệnh đột quỵ, thời gian được ví như “vàng”. Vì thế càng được cấp cứu sớm thì các tế bào não được cứu sống càng nhiều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan