Dấu hiệu điển hình của suy tim độ 2

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Phần lớn bệnh nhân suy tim không phát hiện được tình trạng bệnh của mình, bởi những dấu hiệu điển hình của suy tim độ 2 chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức và nhanh chóng biến mất khi được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh giai đoạn này, suy tim độ 2 có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Suy tim độ 2 là gì?

Theo hệ thống Phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim độ 2 được đánh giá dựa trên sự hạn chế mức độ nhẹ các hoạt động thể chất. Khi nghỉ người bệnh thấy thoải mái, nhưng các hoạt động thể chất thông thường lại khiến họ mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.

Người bệnh suy tim độ 2 thường có các bệnh lý về cấu trúc tim, tiền sử nhồi máu cơ tim, phân suất tống máu thấp hoặc có bệnh lý van tim nhưng không xuất hiện triệu chứng suy tim khi nghỉ ngơi.

2. Suy tim độ 2 có nguy hiểm không?

Mặc dù chỉ ở giai đoạn nhẹ, ít ảnh hưởng tới thể lực của người bệnh, nhưng suy tim độ 2 lại chính là giai đoạn then chốt. Bởi nếu không được điều trị tốt, chức năng tim sẽ ngày càng suy yếu và nhanh chóng tiến triển thành suy tim độ 3, 4.

Khó thở.
Thường xuyên cảm thấy tức ngực, khó thở.

Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi,... ngay cả những lúc nghỉ ngơi, khiến thể lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, để thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày cũng là một điều khó khăn với người bệnh suy tim tiến triển mức độ nặng. Cùng với đó, người bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các biến chứng nghiêm trọng như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tử vong,...

3. Người mắc bệnh suy tim sống được bao lâu?

Suy tim là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa máu trong cơ thể.

Tuổi thọ của người mắc bệnh về tim không thể đoán trước được, bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, quá trình điều trị và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, khi tình trạng tim suy yếu đã bước sang giai đoạn 3 hoặc 4, khả năng sống sót là cực kỳ thấp.

4. Dấu hiệu nhận biết suy tim trở nặng

Khi vận động thể lực, người bệnh suy tim độ 2 có thể gặp phải các triệu chứng suy tim điển hình bao gồm: Khó thở, hụt hơi; mệt mỏi, chân tay vô lực; đánh trống ngực; chóng mặt, hoa mắt, choáng váng; nặng ngực; tê bì chân tay, lạnh đầu chi.

Sau khi đã được chẩn đoán suy tim, người bệnh nên cẩn trọng với các dấu hiệu bệnh trở nặng như sau: Mệt mỏi, nhịp tim không đều; sưng mắt cá chân, bàn chân và chân; ho do phổi bị tắc nghẽn; tăng cân; khò khè; tăng đi tiểu, nhất là tiểu đêm; khó thở, có thể do phù phổi.

Sưng chân
Phù chân là dấu hiệu suy tim.

5. Các phương pháp điều trị suy tim độ 2

Điều trị bệnh suy tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị vào giai đoạn đầu giúp các triệu chứng được cải thiện một cách nhanh chóng, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra thường xuyên sau mỗi 3 - 6 tháng.

Điều trị bằng thuốc

  • Giai đoạn đầu của suy tim có thể được điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng và ngăn bệnh phát triển tệ hơn. Các loại thuốc này có khả năng: Cải thiện khả năng bơm máu của tim; Giảm cục máu đông; Giảm nhịp tim (nếu cần thiết); Loại bỏ natri dư thừa và bổ sung kali; Giảm cholesterol.

Phẫu thuật

Đôi khi thuốc không thể điều trị hoàn toàn căn bệnh này mà phải nhờ đến những thủ thuật khó hơn để can thiệp:

  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
  • Nong mạch.
  • Cấy máy điều hòa nhịp tim.
  • Cấy ghép tim (thường áp dụng vào giai đoạn cuối).

Thay đổi lối sống

  • Kiểm tra cân nặng hàng ngày. Nếu bạn tăng 2 kg trong 2 ngày, hãy gặp bác sĩ ngay.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc làm giảm lượng oxy máu và phá hủy thành động mạch. Ngừng hút thuốc là một trong những việc quan trọng nhất để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ăn ít muối: Muối khiến cơ thể giữ nước. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn ít muối, không muối hoặc giảm thức ăn mặn. Đừng nêm muối vào thức ăn hoặc trong lúc nấu.
Ăn ít muối
Hãy chắc chắn rằng bạn ăn ít muối, không muối hoặc giảm thức ăn mặn. Đừng nêm muối vào thức ăn hoặc trong lúc nấu.
  • Ăn nhiều rau quả tươi.
  • Hạn chế nạp chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Thay thế chất béo có hại bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh.
  • Hạn chế cồn: Cồn có thể gây tổn thương cho tim. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế cafein và nước có ga, chúng khiến huyết áp bạn tăng lên, tim thì đập nhanh và không bơm máu đúng cách.
  • Hãy tập thể dục mỗi ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp với bạn.

Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phòng khám suy tim
Phát hiện suy tim sớm tại Vinmec.

Phòng khám Suy tim, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Vinmec Times City là phòng khám chuyên sâu về suy tim được tổ chức và đưa vào hoạt động từ tháng 03/2019. Đây là một trong số ít các phòng khám chuyên sâu về suy tim được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam có tham khảo mô hình của Mỹ và Singapore, mang lại hy vọng điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị suy tim.

Những ưu điểm khi khám và điều trị suy tim tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Vinmec Times City bao gồm:

  • Bệnh nhân được quản lý theo mẫu bệnh án thống nhất, thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ trên nguyên tắc bảo mật thông tin.
  • Đánh giá mức độ suy tim, lập kế hoạch điều trị cụ thể, tối ưu và phù hợp với từng bệnh nhân, trên cơ sở áp dụng các hướng dẫn cập nhật từ các tổ chức chuyên khoa Tim Mạch lớn trên thế giới.
  • Với những bệnh nhân bị suy tim giai đoạn muộn, phòng khám chuyên sâu về suy tim sẽ tổ chức hội chẩn để đưa ra các biện pháp điều trị tăng cường: tái đồng bộ, thiết bị hỗ trợ thất, ghép tim.
  • Điều trị toàn diện các bệnh có thể dẫn tới suy tim, bao gồm điều trị nội khoa tối ưu kết hợp điều chỉnh lối sống, loại bỏ các nguyên nhân có thể dẫn tới suy tim bằng phẫu thuật, can thiệp tim mạch, can thiệp loạn nhịp.

Ngoài ra, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn có GÓI KHÁM SUY TIM dành cho khách hàng có yếu tố nguy cơ suy tim, có chỉ định kiểm tra bệnh lý và khách hàng có nhu cầu, giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị phù hợp với sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Mayoclinic.org; Heart.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan