Phẫu thuật tim hở nói chung và những điều bệnh nhân cần biết

Phẫu thuật tim hở là một trong những cách điều trị bệnh tim. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở lồng ngực của bệnh nhân, cắt qua xương ức và mở rộng xương sườn để tiếp cận tim. Phẫu thuật tim hở là một phương pháp điều trị đáng tin cậy và an toàn . Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ đề nghị phẫu thuật nếu sức khoẻ bệnh nhân đủ chịu đựng cuộc mổ.

1. Các loại phẫu thuật tim hở phổ biến

Những bệnh lý sau đây có thể cần được phẫu thuật tim hở:

Người mắc bệnh động mạch vành có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tim hở.
Người mắc bệnh động mạch vành có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tim hở.

Sau đây là các loại phẫu thuật tim hở phổ biến nhất:

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG):Là loại phẫu thuật tim phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng tĩnh mạch hoặc động mạch đang hoạt động từ phần khác của cơ thể bệnh nhân làm cầu nối cho đoạn mạch vành bị tắc. Cầu nối này sẽ là con đường mới để máu lưu thông đến nuôi cơ tim.
  • Sửa chữa hoặc thay thế van tim: Để điều trị các bệnh về van tim, bác sĩ phẫu thuật có thể thay thế van tự nhiên bị hỏng của bệnh nhân và sử dụng các loại van nhân tạo như van cơ học, van sinh học (được tạo ra từ mô động vật như bò, lợn hoặc của người hiến tạng).
Cấy máy khử rung tim để điều trị rối loạn nhịp tim là một trong những phương pháp phẫu thuật tim hở phổ biến
Cấy máy khử rung tim để điều trị rối loạn nhịp tim là một trong những phương pháp phẫu thuật tim hở phổ biến

  • Thủ thuật Maze: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra mô sẹo ở buồng tim tâm nhĩ. Những vết sẹo sẽ tạo thành một con đường mới cho dòng điện đi vào trái tim bệnh nhân. Đây là một phương pháp điều trị bệnh rung nhĩ (nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhịp tim không đều).
  • Ghép tim: Trong trường hợp trái tim bị bệnh quá nặng và không thể điều trị theo những phương pháp thông thường, bác sĩ có thể thay thế nó bằng trái tim khỏe mạnh từ người hiến tạng.
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD) hoặc tim nhân tạo (TAH): VAD đóng vai trò như một máy bơm cơ học hỗ trợ trái tim bơm máu tốt hơn. TAH có khả năng tương tự VAD nhưng TAH có thể thay thế đồng thời cả 2 buồng thất.

2. Điều gì xảy ra với cơ thể bệnh nhân khi phẫu thuật tim hở?

Tim của bệnh nhân có thể đập hoặc không đập trong suốt quá trình phẫu thuật:

  • Làm cho tim không đập là trường hợp phổ biến khi phẫu thuật tim. Để tim bệnh nhân có thể ngừng tạm thời trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng máy tim phổi nhân tạo nhằm tạm thời thay thế chức năng của tim và phổi bệnh nhân để bơm máu đi nuôi cơ thể trong lúc mổ.
  • Duy trì tim tự đập bình thường trong quá trình phẫu thuật ít được làm hơn là ngừng tim với máy tim phổi nhân tạo. Phương pháp này thường áp dụng nhất khi mổ bắc cầu chủ vành.
Tim của bệnh nhân có thể đập hoặc không đập trong suốt quá trình phẫu thuật
Tim của bệnh nhân có thể đập hoặc không đập trong suốt quá trình phẫu thuật

Hầu hết các ca phẫu thuật tim hở đều tuân theo các quy trình cụ thể, phù hợp với từng loại bệnh. Quy trình thực hiện có thể khác nhau tùy thuộc vào thủ thuật được lựa chọn và những tình huống xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Nhìn chung, các bước phẫu thuật sẽ tiến hành như sau:

  • Bác sĩ rạch da trước xương ức.
  • Cắt dọc xương ức và mở rộng lồng ngực của bệnh nhân.
  • Kết nối cơ thể bệnh nhân với máy tim phổi nhân tạo và cho thuốc để làm tim ngừng đập.
  • Thực hiện các thủ thuật sửa chữa trong tim của bệnh nhân.
  • Xong cho máu trở lại các buồng tim và làm tim đập trở lại.
  • Hỗ trợ tim cho tim hoạt động bình thường để ngừng máy tim phổi nhân tạo.
  • Đóng vết mổ ở xương ức.
  • Khâu lại vết rạch da.

3. Bệnh nhân mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật tim hở của mỗi người là khác nhau. Thông thường, bệnh nhân chỉ cần ở lại phòng hồi sức đặc biệt một hoặc hai ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể không được ăn hoặc uống , có trường hợp bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ hoặc qua ống thông mũi.

Quá trình hồi phục tại nhà của bệnh nhân sẽ thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe tổng thể và loại phẫu thuật họ đã thực hiện. Bệnh nhân cần được tiếp tục chăm sóc, thường xuyên xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng tim để theo dõi quá trình hồi phục .

Mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian hồi phục sức khoẻ sau khi phẫu thuật khác nhau
Mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian hồi phục sức khoẻ sau khi phẫu thuật khác nhau

4. Một số lưu ý khi về nhà sau phẫu thuật tim hở

Sau phẫu thuật tim hở, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc vết mổ, tư vấn cho bệnh nhân những điều cần chú ý sau khi phẫu thuật, nhận biết những triệu chứng bất thường khác với hậu phẫu bình thường.

Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau cơ
  • Sưng ở ngực
  • Ăn mất ngon
  • Mất ngủ
  • Táo bón
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Trầm cảm
  • Mất trí nhớ
  • Xuất hiện các dấu vết bầm tím trên cơ thể

Mặc dù, mỗi người có thời gian phục hồi khác nhau nhưng thời gian dự kiến sẽ từ 6 đến 12 tuần. Trong 6 tuần đầu tiên, bệnh nhân không nên nâng hay mang vác các vật nặng, không nên lái xe nếu không hỏi bác sĩ.

Bệnh nhân không nên tự lái xe trong 6 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân không nên tự lái xe trong 6 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan