Nổi hạch ở xương quai xanh có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị nổi hạch ở xương quai xanh, khi chạm vào hạch thì thấy đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi nổi hạch ở xương quai xanh có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nổi hạch ở xương quai xanh có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hạch nổi xương quai xanh là tình trạng mà thể tích các hạch bạch huyết to ra do sự tăng sinh của các tế bào xôma bên trong hay do khối u xâm lấn tế bào xôma. Có một số hạch bạch huyết sẽ mở rộng với kích thước khác nhau ở 1 hay ở cả hai bên cổ, thường nằm ở mặt trước và nằm cạnh của cơ ức đòn chũm. Ở giai đoạn đầu, hạch bị sưng to, cứng và không đau, có thể thăng. Bệnh sẽ có xu hướng phát triển trở lại khiến hạch bị viêm sau đó hạch dính chặt vào da và các mô xung quanh.

Khi thấy hạch sưng to, bạn cần xác định xem hạch nổi ở đâu, tập trung ở đâu và xác định xem hạch nổi ở một hay nhiều nơi. Số lượng hạch nhiều hay ít, chỉ 1 đến 2 hạch hoặc một chùm, một tràng và có kích thước thế nào. Mật độ hạch to hay nhỏ, mềm hay cứng, cứng, hạch bất động hoặc di chuyển, hạch cố định và kết dính càng nguy hiểm.

Thời gian tồn tại của hạch có thể dài hơn hay ngắn hơn. Khi sưng hạch bạch huyết hơn một tháng hoặc lâu hơn mà không có dấu hiệu giảm kích thước là rất nguy hiểm. Bởi vì đây thường là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh mãn tính. Nếu như thấy nổi hạch xương quai xanh, người bệnh nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và nhìn chung nhân nổi hạch xương quai xanh do một số các nguyên nhân dưới đây:

  • Nổi hạch có thể do viêm: Theo nghiên cứu một số người có sở thích xỏ xương quai xanh tuy nhiên điều này khá nguy hiểm có thể dẫn đến viêm nhiễm trong. Hậu quả là có thể dẫn đến tình trạng xương quai xanh bị nổi hạch. Viêm nhiễm vùng mũi xoang, viêm loét amidan, viêm họng, viêm tấy nướu răng, viêm tuyến nước bọt,... gây nổi hạch cổ. Hạch đau ở xương quai xanh sẽ thường đi kèm với các đặc điểm mẩn đỏ, đau, nóng, khởi phát nhanh, một số sẽ có biểu hiện đau nhức và các cục u sẽ có thể tiêu biến sau khi chống nhiễm trùng.
  • Nổi hạch xương quai xanh do bệnh lao: Nổi hạch xương quai xanh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát của các ổ lao trong ổ bụng. Tình trạng này có thể gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh lâu năm, hạch sưng to thành từng đám và di động được. Khi ấn vào hạch sẽ không đau và có thể dính vào nhau. Nếu hoại tử thì sẽ vỡ ra dạng như phô mai chảy.
  • Ung thư di căn và có các khối u ác tính: Ung thư di căn là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi hạch ở cổ. Khối u nguyên phát phần lớn thì sẽ nằm ở đầu và cổ. Các cục hạch to dần, có tính chất cứng và di động kém. Ung thư vòm họng, ung thư amidan và ung thư thanh quản là các bệnh ung thư thường di căn đến các hạch bạch huyết trên cổ tử cung. Các ung thư như ung thư mũi, xoang, miệng và mặt sẽ thường xâm lấn vào các hạch bạch huyết ở dưới hàm. Ung thư thực quản sẽ thường di căn đến các hạch bạch huyết ở trên cổ tử cung.
  • Khối u lành tính: Ngoài các hạch bạch huyết thì các khối u lành tính hay u nang cũng có thể xuất hiện trên cổ. Đôi khi cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là hạch khi sờ nắn. Ví dụ phải kể đến như u nang bã nhờn, u mỡ, u nang tuyến giáp, u xương,... Việc thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý này cần phải làm ở những nơi bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở y tế chuyên nghiệp.
  • Các nốt hạch ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường tăng dần theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động tuy nhiên càng về sau, chúng càng bám chặt vào vùng tai kèm theo cảm giác đau và cứng. Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, khó thở, đau đầu, sụt cân nhanh chóng,... Do đó, nếu như bạn gặp các triệu chứng bất thường kể trên thì cần đi khám ngay.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch bạch huyết. Do đó sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo các nguyên nhân khác nhau. Nếu là viêm hạch do nhiễm khuẩn thì điều trị kháng sinh hay theo dõi lâm sàng là đủ. Nếu là lao hạch thì phải điều trị bằng thuốc kháng lao. Nếu do u thì phải điều trị u nguyên phát thì mới có kết quả thực tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạch huyết nên người bệnh nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân và lựa chọn được các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo các nhân nguyên khác nhau.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi hạch xương quai xanh. Dù là người lớn hay trẻ sơ sinh nổi hạch xương quai xanh thì bạn cũng cần đưa người bệnh đến những cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về nổi hạch ở xương quai xanh, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan