Các triệu chứng của biến thể Omicron

Biến thể Omicron khiến số lượng ca F0 tăng cao và nhiều người tái nhiễm với COVID-19 cho dù đã tiêm đủ liều vắc xin được khuyến cáo. Vì vậy phát hiện kịp thời các triệu chứng của Omicron sẽ giúp cho việc ứng phó và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy các triệu chứng của biến thể Omicron là gì và có khác biệt với biến thể Delta hay không?

1. Biến thể Omicron

Omicron là biến thể của virus SARS-CoV2 một trong những biến chủng lây lan mạnh nhất của đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO biến thể Omicron rất đáng lo ngại. Hơn nữa, khi thu thập kết quả của biến thể này cho thấy một số đột biến của Omicron có thể làm thay đổi hoạt động của virus. Và có khá nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá khả năng tái nhiễm, lây lan cũng như mức độ nguy hiểm của Omicron đối với người bệnh.

Triệu chứng của Omicron thường gặp có dấu hiệu tương tự với các biến thể trước, bao gồm cả biến thể Delta như ho, đau họng, mệt mỏi, mất vị giác, khứu giác, sổ mũi... Mức độ nghiêm trọng khi mắc biến thể Omicron có thể do chủng ngừa vắc xin COVID 19 không đủ sinh ra lượng kháng thể hoặc người bệnh đã có bệnh lý nền hoặc bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch.

2. Các triệu chứng của biến thể Omicron

Biến thể Omicron gây triệu chứng gì? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì mỗi người dân cần cảnh giác và có kiến thức nhận biết sớm về triệu chứng Omicron để tránh biến chứng hoặc những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Những triệu chứng của biến thể Omicron có thể xảy ra:

  • Ho khan và ho dai dẳng kéo dài: Ho là một trong những dấu hiệu khá phổ biến ở những người nhiễm Omicron, chiếm khoảng 83%. Ho khan có thể là lúc người bệnh ho húng hắng nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích thích bên trong cổ họng hoặc đường thở.
  • Các biểu hiện khó thở: Đối với biến thể Omicron sẽ khác so với biến thể Delta, khả năng virus trú ngụ ở hệ hô hấp trên nhiều hơn, từ đó khiến cho những triệu chứng như hụt hơi, khó thở dễ dàng xảy ra... Tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu tới phối đồng thời kiểm soát hệ hô hấp của người nhiễm làm cho các biểu hiện khó thở hoặc tức ngực diễn biến phức tạp hơn.
  • Sốt là dấu hiệu khá dễ để nhận biết của người nhiễm COVID 19 bởi sốt chỉ diễn từ nhẹ đến trung bình. So sánh với những biến thể trước thì tình trạng sốt thường kéo dài. Nhưng với biến thể Omicron thì sốt chỉ làm tăng thân nhiệt ở mức độ nhẹ và tự giảm nhanh.
  • Đau đầu: Triệu chứng đau đầu với biến thể Omicron thường có cảm giác khác với tác nhân đau đầu thông thường. Người nhiễm bệnh có thể bị đau đầu kéo dài đến 3 ngày, ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn diễn ra. Vì vậy, bạn có thể có cảm giác căng đầu cùng với đau nhức cả hai bên thái dương.
  • Đau rát họng cũng là một trong những triệu chứng của Omicron với hơn 50% người nhiễm bệnh. Tuy nhiên so với biến thể Delta chỉ có khoảng hơn 30% người bệnh gặp tình trạng đau họng.
  • Sổ mũi và ngạt mũi có thể là biểu hiện của tình trạng cảm cúm thông thường nhưng khi nhiễm biến thể Omicron người bệnh thường có những dấu hiệu bất thường. Mũi có thể tiết ra nhiều dịch nhầy do bẫy và tiêu diệt các phần tử còn sót của virus.
  • Hắt hơi có thể thấy là một trong những triệu chứng của Omicron dễ gây hiểu lầm thành cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vì vậy khi phát hiện có tiếp xúc với người nhiễm COVID 19 thì tuyệt đối không được chủ quan, cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
  • Đau nhức và mỏi cơ thể: Triệu chứng của biến thể Omicron thường gây cho người bệnh cảm giác đau mỏi người, kiệt sức... dấu hiệu này có thể tương tự so với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, ở những người nhiễm Omicron ngoài đau nhức cơ thể thì người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng và cần được nghỉ ngơi. Triệu chứng đau nhức và mỏi cơ thể có thể kéo dài trong khoảng vài ngày.
  • Đau mỏi cơ đặc biệt ở chân và vai thường là dấu hiệu phổ biến của biến thể Omicron khi người bệnh bị nhiễm. Theo số liệu thống kê từ những ca nhiễm Omicron trên toàn cầu thì đa số người bệnh chỉ gặp phải tình trạng hô hấp nhẹ nhưng đau mỏi cơ thể lại là tình trạng khá nghiêm trọng ở những đối tượng này. Hai vùng mà người bệnh cảm thấy đau nhất chính là bắp chân và vai.
  • Mất khả năng khứu giác thường được biểu hiện với tình trạng chán ăn và đây là dấu hiệu khá khác nhau giữa hai biến thể Omicron và Delta. Theo các chuyên gia dịch tễ học thì người bệnh cảm thấy chán ăn hoặc bị sương mù não với trạng thái lơ đãng hay quên, thiếu tập trung là những dấu hiệu khá phổ biến nếu nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, trước đó biểu hiện mất vị giác và khứu giác là đặc điểm dễ nhận biết của virus SARS-CoV2, nhưng ở biến thể Omicron thì khả năng mất khứu giác thường ít gặp hơn so với biến chủng đầu tiên của COVID-19.
  • Nôn ói hoặc đau bụng kéo dài trong nhiều ngày: Những dấu hiệu về đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ... đều là triệu chứng của Omicron. Buồn nôn hoặc nôn có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày trước khi người bệnh có biểu hiện sốt. Hiện tượng nôn có thể kéo dài hoặc xảy ra ngắn ngày tùy từng trường hợp người bệnh và dần dần nhẹ và hết. Nếu trẻ em nhiễm bệnh bị nôn ói nhiều thì có thể cho trẻ sử dụng thuốc chống nôn. Nôn ói chỉ xảy ra trong khoảng vài ngày và ít hơn triệu chứng sốt.

Triệu chứng của Omicron có giống với các biến thể khác không. Theo dữ liệu dịch tễ các triệu chứng của Omicron có thể tàng hình và có đặc điểm khác biệt so với các biến thể khác của virus SARS-CoV2. Tuy nhiên có dấu hiệu mà người bệnh có thể nhầm với cảm lạnh. Các chuyên gia y tế cho rằng biến thể Omicron chủ yếu tích tụ ở đường hô hấp trên và có cơ chế xâm nhập vào phổi khác so với các chủng khác. Vì vậy tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm Omicron có thể ít và hầu hết mọi người đều có triệu chứng ở đường hô hấp trên như nghẹt mũi, sổ mũi, hoặc đau họng.

Về cơ bản thì các triệu chứng của biến thể Omicron khá khó chẩn đoán vì có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm hoặc cảm lạnh... Vì vậy, nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh và có các triệu chứng sau thì cần đi khám bác sĩ:

  • Xuất hiện các hiện tượng của sảng như lú lẫn cấp tính
  • Khó thở, đau tức ngực dai dẳng
  • Không thể tỉnh táo, da, môi, móng tay nhợt nhạt và tái xanh
  • Gặp tình trạng mắt đỏ, viêm kết mạc bất thường.

3. Phòng ngừa với biến thể Omicron

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường vừa để bảo vệ bản thân, và hạn chế nguy cơ mắc bệnh nếu không may tiếp xúc với người nhiễm bệnh. TUy nhiên, nên lựa chọn khẩu trang chất lượng, đeo đúng cách, vừa với khuôn mặt để có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, không nên tái sử dụng khẩu trang nhiều lần và lưu ý khi bỏ khẩu trang chỉ nên cầm vào dây đeo qua tai và vứt vào thùng rác có nắp đậy.
  • Tăng cường vệ sinh và sát khuẩn. Kể cả trẻ em và người lớn đều cần rèn luyện thói quen rửa tay sát khuẩn đồng thời thường xuyên súc họng mỗi ngày để cản trở sự lây lan hoặc tấn công của virus. Tăng cường vệ sinh nhà cửa hoặc không gian sống đặc biệt ở những vị trí bề mặt, tay nắm cửa...
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

128 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan