20 loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh thận

Thận của bạn là cơ quan hình hạt đậu thực hiện được nhiều chức năng quan trọng. Nhiệm vụ của thận là lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, sản xuất hormone, cân bằng khoáng chất và duy trì sự cân bằng chất lỏng. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thận. Tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tổn thương thêm. Bài viết dưới đây nói về 20 loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh thận.

1. Bị bệnh thận nên ăn gì?

1.1. Tại sao một kế hoạch ăn uống lại quan trọng?

Thức ăn và thực phẩm bạn ăn và uống ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Giữ cân nặng ở mức hợp lý bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối, ít chất béo có thể giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình. Nếu bạn mắc tiểu đường, việc lựa chọn đồ ăn và uống phù hợp cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Việc kiểm soát huyết áp caotiểu đường có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận trở lên tồi tệ hơn.

1.2. Những điều cơ bản về chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với bất kỳ chế độ ăn nào lành mạnh nào, bạn cần biết được lượng chất dinh dưỡng nhất định mà bạn nạp vào, ví dụ như:

Để đảm bảo rằng bạn được cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng này bạn cần ăn và uống đúng khẩu phần. Nếu là thực phẩm được đóng gói, hãy sử dụng thông tin dinh dưỡng có trên nhãn thực phẩm để tìm hiểu thêm về những gì có trong thực phẩm mà bạn dự định sẽ ăn. Từ những thông tin này bạn sẽ lựa chọn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bạn cần và ít chất dinh dưỡng bạn nên tránh hoặc hạn chế.

  • Lượng calo: Calo có được từ protein, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Nhu cầu calo của cơ thể thay đổi theo tuổi và giới tính, phụ thuộc vào kích thước cơ thể và mức độ hoạt động của bạn. Lượng calo còn thay đổi theo mục tiêu cân nặng của từng người. Một số người sẽ hạn chế calo họ napoj vào nhưng một số người khác cơ thể sẽ cần nhiều hơn. Nếu muốn biết về nhu cầu calo của mình bạn phải làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch của đủ lượng calo phù hợp.
  • Chất đạm: hay còn gọi là protein. Con người cần protein để phát triển, hồi phục và khỏe mạnh. Có quá ít hay quá nhiều protein đều là tình trạng sức khỏe đáng quan tâm. Nếu quá ít protein sẽ có thể khiến da, tóc, móng tay bị yếu. Nhu cầu protein của mỗi người phụ thuộc vào kích thước cơ thể, mức độ hoạt động và các mối quan tâm về sức khỏe. Các thực phẩm giàu protein gồm: Thịt đỏ, gia cầm, cá, trứng.
  • Carbohydrate: hay còn được viết tắt là carbs – đây là loại năng lượng dễ dàng nhất để cơ thể bạn sử dụng. Có nhiều nguồn cung cấp carbs lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả. Các nguồn cung cấp carbs không tốt cho sức khỏe bao gồm đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt và đồ uống có đường khác. Một số carbohydrate có nhiều kali và phốt pho cho nên việc hạn chế còn tùy thuộc vào giai đoạn nào của bệnh thận. Lượng carbs cần được theo dõi cẩn thận hơn nếu bạn mắc tiểu đường.
  • Chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày bạn cần chúng để giữ khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúng cung cấp năng lượng và một số vitamin. Nhưng nếu tiêu thụ một lượng lớn chất béo có thể dẫn đến tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa cao hơn. Hãy cố gắng để hạn chế chất béo trong bữa ăn và chọn các nguồn chất béo lành mạnh hơn nếu có thể. Các chất béo không bão hoà là các chất béo tốt hơn đối với sức khoẻ, ví dụ như: dầu oliu, dầu lạc, dầu ngô. Chất béo không bão hoà có thể làm giảm cholesterol còn với mục đích tăng cân thì hãy cố gắng ăn nhiều chất béo không bão hoà và ngược lại

1.3. Chế độ ăn uống thân thiện với thận khác nhau như thế nào?

Khi thận hoạt động không bình thường, các chất thải và chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Nếu tích tụ trong thời gian dài, các chất thải này có thể gây ra các vấn đề về tim, xương và các vấn đề sức khoẻ khác. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận là chế độ ăn giới hạn hàm lượng chất khoáng và chất lỏng nhất định mà bạn sẽ ăn và uống.

Chế độ ăn hạn chế này còn tùy thuộc vào tình trạng của thận hoặc giai đoạn của bệnh. Nếu ở trong giai đoạn đầu của bệnh mà thận chưa có tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể hạn chế ít hoặc không giới hạn những gì bạn ăn và uống. Đối với trường hợp thận đã tổn thương nghiêm trọng và giai đoạn nặng của bệnh bạn nên hạn chế kali, phốt pho, chất lỏng. Kali là khoáng chất giúp cho cơ bắp hoạt động, nhưng quá nhiều kali có thể gây nguy hiểm. Lượng kali trong máu có thể tăng hoặc giảm quá mức khi thận của bạn hoạt động không tốt. Ảnh hưởng của hiện tượng này là chuột rút cơ, các vấn đề về tim đập và yếu cơ.

Bệnh thận ăn gì
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh thận

Nếu bạn có các vấn đề về thận hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng kali cao như: bơ, chuối, dưa, cam, mận khô, nho khô, actiso, rau mầm, rau bina, khoai tây, cà chua, đậu đen/pinto, gạo lứt hoặc gạo dại. Phốt pho cùng với canxi và vitamin D giúp cho xương của bạn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều phốt pho trong máu sẽ gây yếu xương và dễ gãy. Khi thận hoạt động không tốt có thể gây tích tự phốt pho trong máu gây nên các vấn đề về xương.

Nếu thận hoạt động không tốt thì hãy hạn chế sử dụng bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc cám và bột yến mạch, các loại hạt, hạt hướng dương. Tuỳ theo giai đoạn của bệnh mà điều chỉnh lượng phốt pho phù hợp với ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Khi thận bị tổn thương một lượng chất lỏng có thể bị giữ lại do thận không thể thải được chất lỏng ra như bình thường. Quá nhiều chất lỏng trong cơ thể có thể gây nguy hiểm bởi nó gây ra huyết áp cao, phù và suy tim.

Lượng chất lỏng hàng ngày được nạp vào tuỳ theo giai đoạn của bệnh và tình trạng tổn thương của thận. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế natri để giảm cơn khát. Để làm giảm cơn khát bạn cũng có thể sử dụng kẹo cao su, đi súc miệng hoặc ngậm 1 miếng đá, kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng không đường.

1.4. Mối quan tâm đặc biệt về chế độ ăn uống

Vitamin

Thực hiện một chế độ ăn uống thân thiện với thận khiến bạn có thể không bổ sung lượng vitamin cần thiết. Do đó, bạn cần phải bổ sung những loại thực phẩm đặc biệt dành cho người bệnh thận bao gồm: vitamin D, axit folic hoặc viên sắt đặc biệt để giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh thận như các bệnh lý về xương và thiếu máu. Hãy bổ sung vitamin cần thiết nêu trên với sự hướng dẫn và trao đổi chặt chẽ với bác sĩ điều trị để tránh gây ra những vấn đề sức khoẻ khác bởi việc sử dụng vitamin quá nhiều.

Tuân theo kế hoạch ăn uống thân thiện với thận với những bệnh nhân đồng mắc bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì việc làm quan trọng là kiểm soát lượng đường trong máu. Việc này càng quan trọng hơn để tránh làm tổn thương thận nhiều hơn khi mắc các bệnh về thận. Chế độ ăn đối với người tiểu đường cần chú ý hạn chế natri, phốt pho, kali và chất lỏng

1.5. Tìm công thức nấu ăn có lợi cho thận trên Kidney Kitchen

Trên kidney kitchen, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của từng chất dinh dưỡng đối với những người bị bệnh thận và chất dinh dưỡng các loại thực phẩm thông thường chứa hàm lượng bao nhiêu. Tìm hiểu ý nghĩa của việc ăn uống lành mạnh đối với những người trong mọi giai đoạn của bệnh thận bao gồm cả những người đang phải chạy thận nhân tạo. Hãy tìm hiểu công thức nấu ăn trên Kidney kitchen.

2. 20 loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh thận

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác bao gồm vitamin C, vitamin Kfolate (vitamin B9), vitamin B. Nó cũng chứa các hỗn hợp chất chống viêm như indol và thường được sử dụng thay thế khoai tây để làm món ăn phụ có hàm lượng kali thấp. Một cốc (124g) súp lơ nấu chín có chứa:

  • Natri: 19 mg
  • Kali: 176 mg
  • Phốt pho: 40 mg

Quả việt quất

Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tốt nhất mà bạn có thể ăn. Chất chống oxy hoá có trong quả việt quất là anthocyanins, chất này bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư, suy giảm nhận thức và bệnh tiểu đường. Một cốc (148g) quả việt quất tươi có chứa:

  • Natri: 1,5 mg
  • Kali: 114 mg
  • Phốt pho: 18 mg

Cá vược

Cá vược là một nguồn protein lành mạnh chất lượng cao và chứa nhiều omega-3. Omega-3 có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe bao gồm việc giảm viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm, lo lắng và có hàm lượng phốt pho thấp hơn các loại cá khác. Trong 85g cá vược nấu chính thì có chứa:

  • Natri: 74 mg
  • Kali: 279 mg
  • Phốt pho: 211 mg
Bệnh thận ăn gì
Bạn nên bổ sung cá vược vào chế độ ăn cho bệnh nhân bị bệnh thận

Nho đỏ

Nho đỏ không chỉ ngon mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có giá trị. Chúng chứa nhiều vitamin C và chứa chất chống oxy hoá gọi là flavonoid đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều resveratrol – một loại flavonoid đã được chứng minh là có lợi cho sức khkoer tim mạch và chống lại bệnh tiểu đường và suy giảm nhận thức. Một nửa cốc (75g) chứa:

  • Natri: 1,5 mg
  • Kali: 144 mg
  • Phốt pho: 15 mg

Lòng trắng trứng

Mặt dù lòng đỏ trứng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nó đồng thời cũng chứa nhiều phốt pho, không tốt cho những người có vấn đề với thận. Do đó, lòng trắng trứng là một lựa chọn thay thế cung cấp nguồn protein chất lượng cao, có lợi cho thận mà vẫn hạn chế phốt pho. Hài lòng trắng trứng lớn (66g) có chứa:

  • Natri: 110 mg
  • Kali: 108 mg
  • Phốt pho: 10 mg

Tỏi

Tỏi không những là một gia vị tuyệt vời cho bữa ăn mà từ lâu nó còn được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều mangan, vitamin C, B6 và các hợp chất lưu huỳnh có tính chất chống viêm. 3 tép tỏi (9g) có chứa:

  • Natri: 1,5 mg
  • Kali: 36 mg
  • Phốt pho: 14 mg

Kiều mạch

Kiều mạch là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với người có vấn đề về thận bởi chúng chứa ít phốt pho. Một nửa cốc (84g) kiều mạch nấu chín chứa:

  • Natri: 3,5 mg
  • Kali: 74 mg
  • Phốt pho: 59 mg

Dầu ô liu

Dầu ô liu là một nguồn chất béo lành mạnh, không chứa phốt pho do đó là thực phẩm phù hợp với những người có vấn đề về thận. Trong những người bệnh thận ở giai đoạn cuối thì việc giữ cân là việc làm khó khăn, do đó các thực phẩm có calo cao và lành mạnh như dầu ô liu là một lựa chọn tuyệt vời. Một thìa canh (13,5 g) dầu ô liu chứa:

  • Natri: 0,3 mg
  • Kali: 0,1 mg
  • Phốt pho: 0 mg

Bulgur

Bulgur là một sản phẩm tuyệt vời từ lúa mì nguyên hạt thân thiện với người mắc các bệnh về thận do chứa ít phốt pho và kali hơn các loại ngũ cốc khác. Loại hạt dinh dưỡng này là một nguồn cung cấp vitamin B, magie, sắt và mangan dồi dào. Một nửa cốc (91g) bulgur chứa:

  • Natri: 4,5 mg
  • Kali: 62 mg
  • Phốt pho: 36 mg

Bắp cải

Bắp cải, thuộc họ rau cải chứa hàm lượng cao vitamin K, vitamin C và nhiều loại vitamin B. Hơn nữa, nó cung cấp chất xơ không hòa tan, tốt cho đường tiêu hoá và hàm lượng kali, phốt pho và natri thấp. Với một chén (70g) gắp cải cắt nhỏ có chứa:

  • Natri: 13 mg
  • Kali: 119 mg
  • Phốt pho: 18 mg
Bệnh thận ăn gì
Bắp cải là loại thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến và tốt cho bệnh thận

Ức gà (bỏ da)

Mặc dù, chế độ ăn tốt cho người mắc bệnh thận cần hạn chế protein nhưng việc cung cấp đầy đủ lượng protein chất lượng cao cho cơ thể là việc hết sức quan trọng. Ức gà đã bỏ da chứa nhiều protein và ít phốt pho, kali và natri hơn những phần khác của con gà. Trong khoảng 84g ức gà bỏ da có chứa:

  • Natri: 63 mg
  • Kali: 216 mg
  • Phốt pho: 192 mg

Ớt chuông

Ớt chuông chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị, đồng thời chứa làm lượng kali thấp. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh. Trong một quả ớt chuông nhỏ (khoảng 74 g) chứa nhiều hơn lượng Vitamin C của cơ thể 5%. Một quả ớt chuông đỏ nhỏ (74g) có chứa:

  • Natri: 3 mg
  • Kali: 156 mg
  • Phốt pho: 19 mg

Hành tây

Hành tây là thực phẩm cung cấp hương vị không chứa natri cho các món ăn dành cho người mắc bệnh thận. Bởi vì, hành tây cung cấp hương vị cho món ăn do đó có thể thay thế muối ăn mà vẫn đảm bảo hương vị của món ăn. Hơn nữa, hành tây chứa nhiều vitamin C, mangan, vitamin B cũng như chất xơ giữ cho hệ tiêu hoá của bạn khoẻ mạnh bằng cách cung cấp dưỡng chất cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Một củ hành tây nhỏ (70g) chứa:

  • Natri: 3 mg
  • Kali: 102 mg
  • Phốt pho: 20 mg

Arugula

Arugula là một loại rau xanh ít kali và giàu chất dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều vitamin K, mangan và canxi, tất cả các chất đều quan trọng đến sức khỏe của xương. Màu xanh bổ dưỡng của cây còn chứa nhiều nitrat, đã được chứng minh làm giảm huyết áp – một lợi ích của những người mắc bệnh thận. Một cốc (20g) rau arugula thô có chứa:

  • Natri: 6 mg
  • Kali: 74 mg
  • Phốt pho: 10 mg

Hạt mắc ca

Hạt mắc ca là một số các loại hạt được khuyên dùng cho những người mắc bệnh thận bởi hầu hết các hạt đều giàu phốt pho. Tương tự như các loại hạt khác thì hạt mắc ca chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin B, magie, đồng, sắt và mangan. Trong 28g (1 ounce) hạt mắc ca có chứa:

  • Natri: 1,4 mg
  • Kali: 103 mg
  • Phốt pho: 53 mg

Củ cải

Đây là một loại rau giòn, ăn bổ sung tốt cho những người mắc bệnh thận. Chúng chứa ít kali, natri, phốt pho nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Chúng chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hoá và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim và đục thuỷ tinh thể. Một nửa cốc (58g) củ cải thái lát chứa:

  • Natri: 23 mg
  • Kali: 135 mg
  • Phốt pho: 12 mg

Turnips – một loại củ

Turnips là một loại củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, vitamin B6 và mangan. Cách chế biến đa dạng, có thể luộc, rang hoặc nghiền thành một món ăn phụ lành mạnh có tác dụng tốt cho chế độ ăn thân thiện với thận. Một nửa cốc (78g) củ cải nấu chín chứa:

  • Natri: 12,5 mg
  • Kali: 138 mg
  • Phốt pho: 20 mng

Dứa

Nhiều loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối, kiwi rất giàu kali. Dứa là loại trái cây nhiệt đới mà chứa ít kali cho những người có vấn đề về thận. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu chất xơ, mangan, vitamin C và bromelain – một loại enzyme giúp giảm viêm. Một cốc (165g) dứa có chứa:

  • Natri: 2 mg
  • Kali: 180 mg
  • Phốt pho: 13 mg
Bệnh thận ăn gì
Một trong những loại thực phẩm bệnh nhân bệnh thận nên ăn là dứa

Quả nam việt quất

Quả nam việt quất có lợi cho cả đường tiết niệu và thận của bạn. Quả này có vị chua, chứa thành phần dinh dưỡng thực vật được gọi là proanthocyanidins loại A. Chất này ngăn ngừa vi khuẩn bám vào niêm mạc của đường tiết niệu và bàng quang, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó, giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu của những người bệnh thận. Quả nam việt quất có thể ăn khô, nấu chín, ăn tươi hoặc làm nước ép. Trong một cốc (100g) quả nam việt quất có chứa:

  • Natri: 2 mg
  • Kali: 80 mg
  • Phốt pho: 11 mg

Nấm hương

Nấm hương là một thành phần mặn có thể sử dụng như một thực phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật cho những người ăn kiêng hoặc ăn chay, những người cần hạn chế chất đạm. Chúng cũng cung cấp một lượng protein thực vật và chất xơ tốt. Hàm lượng kali trong nấm hương thấp hơn trong nấm portobello và nấm nút trắng, điều này khiến chúng trở thành lựa chọn tốt hơn cho những người mắc bệnh thận. Trong 145g nấm hương nấu chín chứa:

  • Natri: 6 mg
  • Kali: 170 mg
  • Phốt pho: 42 mg

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: kidneyfund.org, medicalnewstoday.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan