5 điều cần làm nếu bạn cảm thấy buồn sau khi sinh con

Có tới 80% các bà mẹ cảm thấy dễ xúc động và buồn sau sinh, đây có thể là hội chứng baby blues. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do các hormone duy trì thai kỳ khỏe mạnh giảm mạnh sau khi sinh. Nếu bạn cảm thấy buồn chán sau khi sinh thì dưới đây là 5 lời khuyên để giúp bạn vượt qua giai đoạn này.

1. Nói “có” khi nhờ người khác giúp đỡ và “không” với căng thẳng

Đây là lúc cần phải nói "có" khi mọi người hỏi "Tôi có thể làm gì không?” để nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn những công việc hằng ngày như đổ rác hay giặt giũ quần áo.

Thời điểm sau sinh con cũng là lúc để nói “không” khi bạn bè và gia đình có thiện chí quá mức, thường xuyên đến thăm bạn hoặc muốn cho bạn lời khuyên mà bạn cảm thấy không hài lòng. Nhờ ai đó trong nhà giúp bạn nhận thư từ hay quà và thậm chí là cả các cuộc gọi điện thoại. Bạn cần tập trung chăm sóc bản thân và em bé.

2. Tránh mất nước và ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Duy trì lượng đường trong máu ổn định và tránh thay đổi tâm trạng bằng cách chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặt các đồ ăn nhẹ dễ ăn (các loại hạt hay trái cây tươi) và một chai nước trong tầm với ở những khu vực bạn dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà mẹ sau sinh (Phần 2)
Sản phụ nên bổ sung nhiều nước và ăn uống đầy đủ dưỡng chất sau khi sinh

3. Kiểm soát cơn đau của bạn

Nhiều bà mẹ sau sinh bị đau trong vài tuần đầu tiên, như vú bị căng, đau vết sinh mổ hoặc rạch tầng sinh môn. Nếu bạn đã làm theo hướng dẫn của bác sĩ mà cơn đau không thuyên giảm hoặc càng ngày càng đau hơn thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể cần điều chỉnh thuốc hoặc bác sĩ sẽ tư vấn thêm các biện pháp để giúp bạn giảm căng vú sau sinh.

4. Hãy chú ý đến tâm trạng buồn chán sau sinh

Bạn có thể dễ bị xúc động hơn vào buổi sáng, dễ buồn sau sinh hay có xu hướng cảm thấy kiệt sức khi mặt trời lặn? Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng này, hãy nói chuyện với chồng hoặc bạn bè và gia đình của bạn để được hỗ trợ tại thời điểm đó trong ngày.

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy cô đơn và không muốn làm gì vào buổi sáng, hãy nhờ một người bạn thường xuyên gọi điện thoại cho mình hay thường xuyên sang nhà mình chơi. Nếu tâm trạng của bạn giảm xuống vào buổi chiều muộn, hãy lên kế hoạch xem phim cùng con và người thân tại nhà. Hoặc lên kế hoạch cho một bữa ăn nhẹ mà bạn thấy đặc biệt ngon miệng và thoải mái.

Trầm cảm sau sinh
Nên chia sẻ với mọi người nếu bạn cảm thấy buồn chán sau sinh

5. Kết nối với các bà mẹ khác

Nếu bạn cảm thấy không ai có thể thấu hiểu được những gì đang xảy ra với mình như cảm thấy buồn chán sau sinh, hãy tham gia nhóm của các bà mẹ. Hoặc thử tham gia các cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người đều trải qua những điều tương tự mà bạn đang gặp phải. Bạn sẽ tìm thấy sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng thương cảm.

6. Phải làm gì nếu không thể kiểm soát được hội chứng baby blues

Hội chứng baby blues có các triệu chứng giống với trầm cảm sau sinh, nhưng với mức độ nhẹ hơn và thường biến mất trong vòng 2 tuần. Nếu bạn vẫn cảm thấy dễ xúc động vào thời điểm 2 tuần sau sinh thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh (PPD) hoặc lo âu sau sinh (postpartum anxiety). Các triệu chứng khác bao gồm: Thay đổi khẩu vị (ăn quá ít hoặc quá nhiều), không thể ngủ được mặc dù bạn đã cảm thấy kiệt sức, ít quan tâm đến em bé, hay cáu kỉnh hoặc giận dữ, có ý nghĩ ám ảnh về sự an toàn của em bé hoặc bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào cản trở bạn thực hiện các hoạt động như bạn thường làm trước kia.

Trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì?
Cha mẹ nên cho bé ăn đảm bảo vệ sinh để tránh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

83 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan