Sự phát triển của trẻ 37 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Theo dõi sự phát triển và cột mốc quan trọng của trẻ sơ sinh 37 tuần tuổi như nói chuyện, khả năng bắt đầu đi, tăng trưởng, trí nhớ và nhiều hơn thế nữa sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc hàng ngày.

1. Cột mốc trẻ 37 tuần tuổi

Thời điểm trẻ 37 tuần tuổi hay 9 tháng tuổi đã gia tăng rõ hơn về mặt nhận thức và thể chất về bản thân và môi trường xung quanh. Bạn có thể cần phải chú đến hành động mà con có thể bỏ bất cứ thứ gì vào miệng mà không an toàn hay trẻ có thể bò đến những khu vực không an toàn như cầu thang, nhà bếp... Điều này diễn ra mà không thể tránh khỏi do trẻ của bạn muốn được di chuyển khắp nhà để đi khám phá và càng di chuyển thì trẻ sẽ gặp nhiều nơi chưa phù hợp, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ ở thời điểm này.

Để tạo ra môi trường an toàn hơn cho trẻ 37 tuần tuổi, dưới đây là một số điều bạn có thể tạo ra trải nghiệm tích cực hơn cho cả bạn và bé:

  • Tạo không gian an toàn hơn: Điều này có thể bao gồm cổng, gối và đồ nội thất thấp cho phép bé có không gian an toàn để bò và khám phá.
  • Đưa trẻ đến nơi an toàn hơn: Hãy nghĩ về cách bạn diễn đạt về giới hạn mà trẻ cần phải thực hiện. Cố gắng sử dụng những từ và cụm từ không phủ định. Ví dụ: mẹ thấy con muốn trải nghiệm và khám phá môi trường xung quanh. Mẹ sẽ đưa con đến khu vực này (không gian với các món đồ thân thiện), con có thể tiếp tục khám phá theo cách mà con muốn.

Khi bố mẹ nhận thức được tầm quan trọng về cách giao tiếp với con cái, thì đó là cách rất tuyệt vời có thể giúp trẻ được trải nghiệm phương pháp học tập tích cực hơn thông qua cách giao tiếp. Đôi khi không thể tránh khỏi việc phải trả lời “không” với con, nhưng khi bạn hiểu tầm quan trọng của lý do tại sao trẻ làm như vậy và trẻ đang làm gì, điều đó có thể giúp bạn đưa trẻ đến nơi an toàn hơn và giao tiếp với con theo hướng tích cực.

Trẻ 9 tháng tuổi
Thời điểm trẻ 37 tuần tuổi hay 9 tháng tuổi đã gia tăng rõ hơn về mặt nhận thức và thể chất về bản thân và môi trường xung quanh

2. Trẻ 37 tuần tuổi có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên

Bạn có thể phải giữ trẻ suốt cả ngày trong khoảng thời gian này, khi trẻ bắt đầu chập chững đi. Nếu em bé của bạn chưa thể chập chững đi (điều này cũng hoàn toàn bình thường), có lẽ bé sẽ di chuyển theo những cách khác như trẻ cần bám vào đồ vật gì đó để đứng lên và đi.

Với tất cả các hoạt động bò, nhảy và leo trèo này, việc bố mẹ cần sử dụng các thiết bị để khóa các tủ lại là vô cùng quan trọng tại thời điểm này. Mặc dù bạn không cần phải mua mọi sản phẩm an toàn trên thị trường, nhưng có một vài điều cơ bản mà bạn thực hiện ngay bây giờ:

  • Hàng rào chắn cầu thang lên và cầu thang xuống: Bạn cần đảm bảo các hàng nào này được cố định chắc chắn và có khả năng giữ cho bé thể trèo qua hàng rào và ngã xuống.
  • Chuẩn bị một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm. Ngoài ra, hãy giảm nhiệt độ của máy nước nóng xuống 120 độ F, vì vậy ngay cả khi con bạn có vô tình mở vòi nước thì trẻ cũng sẽ không bị bỏng.
  • Để xa màn hình điện tử hoặc vỏ bộ tản nhiệt và các nguồn nhiệt khác.
  • Chốt an toàn cho ngăn kéo và tủ: Mặc dù có thể đã có chốt an toàn, nhưng bố mẹ đừng dựa hoàn toàn vào chốt này để bảo vệ bé khỏi các chất độc như thuốc tẩy hoặc chất tẩy rửa. Thay vào đó, bố mẹ hãy đặt các sản phẩm này lên các kệ cao hoặc những nơi mà trẻ không thể với tới.
  • Sử dụng nắp chuyên dụng để đóng ổ cắm điện. Ngoài ra, hãy đảm bảo cuộn dây điện dài được cuộn gọn gàng hoặc được gắn cố định, vì vậy con bạn sẽ không nhai hoặc kéo dây điện ra được.
  • Sử dụng đầu dò khói ở tất cả các tầng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm một máy dò carbon monoxide và bình chữa cháy.
Trẻ 9 tháng
Có thể phải giữ trẻ suốt cả ngày trong khoảng thời gian này, khi trẻ bắt đầu chập chững đi

3. Trẻ 37 tuần tuổi có thể bị nhiễm trùng tai

Khoảng 75% trẻ em bị ít nhất một lần bị nhiễm trùng tai trước 3 tuổi, chủ yếu là do hệ thống miễn dịch đang phát triển khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp, đây là hai nguyên nhân thường dẫn đến nhiễm trùng tai và vì kích thước của ống eustachian nhỏ nên tạo điều kiện cho chất lỏng và vi khuẩn tích tụ lại trong tai. Các triệu chứng cần theo dõi bao gồm đau tai (em bé của bạn có thể bị rách tai hoặc khóc nếu bạn chạm vào chúng), chảy nước từ trong tai, sốt, quấy khóc, chán ăn và khó nuốt.

Nếu bạn nghi ngờ con bị nhiễm trùng tai, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám và chẩn đoán. Nếu đó là một bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc khuyên bạn nên theo dõi, vì nhiều bệnh nhiễm trùng tai có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong khi theo dõi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt.

Xem thêm: Sự phát triển thần kinh, vận động bình thường ở trẻ em 1-12 tháng tuổi

Nếu trẻ 37 tuần tuổi bị nhiễm trùng tai tái phát, trẻ có thể cần phải phẫu thuật. Nghe đến phẫu thuật có thể khiến bố mẹ lo lắng, nhưng phẫu thuật này khá đơn giản và các ống thông khí giúp cho chất lỏng và vi khuẩn gây nhiễm trùng tích tụ ra ngoài. Thêm vào đó, phẫu thuật có thể giúp bé của bạn nghe tốt hơn.

Rạch chích mủ màng nhĩ chữa viêm tai giữa
Nếu trẻ 37 tuần tuổi bị nhiễm trùng tai tái phát, trẻ có thể cần phải phẫu thuật

4. Bà mẹ 37 tuần sau sinh

Thiết lập các thói quen hằng ngày có thể giúp giữ cho bạn và em bé bình tĩnh, thoải mái và chăm sóc trẻ dễ dàng hơn trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Bạn nên cố gắng phân chia các công việc trong ngày của bạn thành các nhóm như: Thức dậy, vệ sinh, ăn, chơi, đi ra ngoài, ngủ.

  • Thức dậy: Sau khi thức dậy, bạn hãy đặt bé nằm trong cũi hoặc giường trong khoảng 5-10 phút trước bạn bế bé (trừ khi có tiếng khóc). Điều này cho phép bé có một chút thời gian để dần dần tỉnh giấc hoàn toàn. Ngoài ra, khoảng thời gian này cho phép mắt điều chỉnh theo ánh sáng, trẻ vận động để giúp tỉnh táo hơn.
  • Vệ sinh: Sau khi bạn bế trẻ, bạn nên thay tã, chải tóc và mặc quần áo cho trẻ, ngay cả khi bạn không có kế hoạch đưa trẻ đi ra ngoài chơi.
  • Ăn: Thời điểm này bạn có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình. Bố mẹ lưu ý, sau khi trẻ ăn xong, bố mẹ cần dựng thẳng lưng và vỗ nhẹ sau lưng để đẩy không khí trong bụng trẻ ra ngoài.
  • Chơi: Dành 5-10 phút để xây dựng sự gắn kết và chơi đùa với bé. Đặt bé xuống sàn với họ và chơi những trò chơi vui nhộn mà trẻ yêu thích. Sau đó giúp con sử dụng với một số đồ chơi yêu thích khi bạn chuẩn bị cho chúng chơi một mình. Điều này rất quan trọng, vì khi chơi cũng giống như trẻ đang tập thể dục mỗi ngày và giúp trẻ đi vào vào giấc ngủ dễ dàng.
  • Ngủ: Sau tất cả các hoạt động trên, đã đến lúc bé cần ngủ trưa. Thực hiện thói quen ngủ trưa như cho bé ăn thêm một lần nữa, tắt đèn, cho bé vào túi ngủ và cho bé đi ngủ.

Khi bé dậy, bắt đầu lại các việc đã kể trên. Bạn sẽ ngạc nhiên về những thói quen hàng ngày được thực hiện nhất quán này sẽ giúp ích như thế nào khi em bé trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển.

Nuôi con bằng sữa mẹ
Người mẹ nên học cách thích nghi với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: mamanatural.com, parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan