Trẻ 9 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Tố Nga - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Dinh dưỡng đối với trẻ trong giai đoạn 9 tháng tuổi rất quan trọng. Thời điểm này, bên cạnh việc bú sữa mẹ, trẻ cũng cần được ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm khác. Việc bổ sung dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu nhưng cũng không thể bỏ qua việc chăm sóc răng miệng ở trẻ để phòng tránh các bệnh lý về răng miệng.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển rất nhanh do nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Trung bình, trẻ cần có cân nặng gấp đôi cân nặng lúc sinh khi 6 tháng tuổi và gấp ba khi được 1 năm tuổi. Vậy, với trẻ 9 tháng tuổi ăn được gì, nhu cầu dinh dưỡng như thế nào là điều mà các mẹ thường quan tâm.

1.1. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 9 tháng tuổi

  • Glucid: Lượng glucid trong bữa ăn của trẻ có thể thay đổi bởi các thức ăn bổ sung và khi nhu cầu năng lượng của trẻ thay đổi theo giai đoạn.
  • Nhu cầu Vitamin: Vitamin tan trong nước thì sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ nếu mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ.
  • Protein: Cần bổ sung protein hàng ngày cho trẻ 9 tháng tuổi là khoảng 1,4g/kg để đáp ứng nhu cầu phát triển của xương, cơ và các mô.
  • Lipid: Lipid có vai trò thiết yếu hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K). Nhu cầu lipid của trẻ 9 tháng tuổi phụ thuộc vào lượng chất béo có trong sữa mẹ và lượng sữa trẻ bú.
  • Khoáng chất: Calci: khoảng 400-600 mg/ngày; Sắt: nên thêm sắt từ các thực phẩm giàu sắt để trẻ được phát triển một cách đầy đủ nhất; Kẽm: giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hệ miễn dịch cơ thể.
Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 9 tháng tuổi cần phong phú và đa dạng

1.2. Trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì?

Với những nhu cầu dinh dưỡng đã nêu trên, vậy trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì để có thể bổ sung đủ dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất. Dưới đây là những lưu ý, thực đơn mẹ có thể bổ sung hàng ngày cho bé:

  • Trẻ 9 tháng tuổi vẫn cần cho trẻ bú sữa mẹ 3-4 lần/ngày với số lượng khoảng từ 650-850 ml. Nếu trẻ dùng ít hơn 480 ml sữa công thức mỗi ngày thì cần cho bé bổ sung thêm vitamin D hàng ngày.
  • Trẻ đến 9 tháng tuổi nên cho trẻ ăn đủ 3 bữa, ăn từ ít tới nhiều để trẻ làm quen.
  • Lúc này sữa mẹ không còn dồi dào sắt nữa nên cần bổ sung thêm thịt, tuy nhiên cần kiểm tra từng loại thịt trước cho vào khẩu phần ăn của trẻ. Nên cho trẻ ăn 1 loại thịt một tuần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3 lần/ ngày.
  • Không nên cho bé dùng sữa béo nguyên chất cho đến khi bé được một tuổi. Nước trái cây không cần thiết, nhưng nếu cho bé uống, không nên cho quá 120-180 ml mỗi ngày. Có thể pha thêm nước để làm loãng.
  • Em bé có đủ nước từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên với bé ngoài 6 tháng tuổi, có thể cho bé nhấp nước với lượng vừa phải khi bé ở ngoài trời nắng nóng.
  • Có thể cho bé ăn thức ăn đóng lọ cho trẻ hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà. Hoặc có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Có thể cho bé bắt đầu thử các loại thức ăn với các độ mềm cứng, độ nhuyễn khác nhau. Đồng thời, nên bổ sung các loại rau thẫm màu cho trẻ.
  • Bắt đầu cho bé thử ăn bánh mì nướng, bánh quy, bánh mì tròn, các mẩu ngũ cốc (cereal) nhỏ, mì ống và các thức ăn mềm.
  • Tránh cho bé ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, muối hoặc đường. Thức ăn cho trẻ không cần thêm gia vị. Các loại đậu, trái cây hoặc rau củ cắt miếng to, hoặc các loại thức ăn cắt lát tròn rất dễ gây nghẹn.
  • Không ép bé nuốt hết mỗi miếng. Tôn trọng quyết định của bé khi bé từ chối không muốn ăn và quay mặt đi chỗ khác.
  • Cho bé tự xoay xở với muỗng ăn. Có thể thức ăn sẽ rơi vãi xuống sàn, xuống người bé nhiều hơn là vào miệng.
Làm thế nào để trẻ sơ sinh không lười bú sữa mẹ?
Trẻ 9 tháng tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ

2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 9 tháng tuổi

Ngoài vấn đề trẻ 9 tháng ăn gì, thì các mẹ cũng nên lưu ý về việc chăm sóc răng sữa, bởi răng sữa rất quan trọng đối với bé. Răng sữa sẽ giúp bé nhai thức ăn và nói chuyện. Nếu mẹ không chăm sóc răng miệng cho bé thì bé 9 tháng bị sún răng là điều có thể xảy ra.

  • Một số bé sẽ mọc răng lúc 6 tháng tuổi, trong khi một số bé khác lại mọc muộn hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, dù là giai đoạn nào thì ngay khi 1 chiếc răng sữa vừa nhú lên, thì bạn cần vệ sinh cho bé. Nên cho bé dùng bàn chải đánh răng được thiết kế riêng cho bé.
  • Nên chải răng cho bé nhẹ nhàng, tập trung vào phần tiếp giáp giữa viền răng và nướu răng. Nếu bé không thích chải răng, bạn hãy đưa bàn chải cho bé cầm để bé cảm thấy mình có thể làm được.
  • Trường hợp bé không hợp tác, bạn hãy đặt bé nằm trên giường để chải răng cho bé. Khi bé đã quen dần với việc đánh răng, bạn hãy chuyển sang phòng tắm.
  • Thay bàn chải đánh răng từ 3 – 4 tuần một lần. Nếu lông bàn chải bị tưa, hãy đổi ngay lập tức, vì bàn chải bị tưa sẽ khiến nướu răng của bé bị trầy xước, chảy máu.
  • Ngoài ra, nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 1-2 lần hàng năm để phòng ngừa các bệnh răng miệng như sâu răng.

3. Một số vấn đề lưu ý khác

  • Tiêm chủng: Thông thường, trẻ 9 tháng tuổi đã được chủng ngừa các loại vaccine: Bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt, các bệnh do HiB, các bệnh do phế cầu, viêm gan B, cúm, sởi. Nếu trẻ bị trễ các đợt tiêm chủng trước đó thì trẻ cần phải chủng ngừa bổ sung.
  • Về cảm xúc: Bé 9 tháng sẽ tỏ ra căng thẳng, lo lắng hoặc khóc khi cha mẹ rời đi chỗ khác. Trẻ ở độ tuổi này đã có thể ngủ qua đêm, nhưng cũng có thể thức dậy và khóc nhè.
  • Về thể chất: Trẻ 9 tháng tuổi có thể bò, trườn và có thể tự kéo mình đứng lên rồi đi lần quanh bàn ghế. Ngoài ra, bé có thể lắc, đánh mạnh và vứt đồ vật; cho các ngón tay vào miệng, nắm chặt tay và có thể uống bằng cốc hoặc chỉ tay vào đồ vật.
Đừng quên tiêm chủng những mũi vắc-xin quan trọng khi bé 10 tuần tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan