Sự phát triển của trẻ 38 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Dưới đây là những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu hơn về trẻ sơ sinh 38 tuần tuổi của mình. Bạn cần theo dõi quá trình phát triển và cột mốc quan trọng như nói chuyện, chập chững đi, tăng trưởng, khả năng trí nhớ của trẻ 38 tuần tuổi và hơn thế nữa.

1. Cột mốc 38 tuần tuổi

Khả năng trí nhớ của bé gia tăng mạnh mỗi ngày! Bạn có thể nhận thấy trẻ trở nên phấn khích khi trẻ và bạn hát bài hát quen thuộc cùng nhau. Trẻ thậm chí có thể cố gắng di chuyển bàn tay của bạn ra khi bạn chơi peek-a-boo. Đây là giai đoạn thú vị trong quá trình phát triển của trẻ, khi trẻ đang tiến gần hơn và gần hơn với mốc 10 tháng và có những thay đổi lớn đang diễn ra.

Bố mẹ có thể nhận ra, trong giai đoạn này khả năng phát triển nhận thức và cả trí nhớ của trẻ rất tốt về những thói quen hằng ngày mà bạn thực hiện. Ở giai đoạn này, bé đã hòa hợp hơn với môi trường xung quanh và có khả năng dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Trí nhớ của trẻ giờ đã đủ sắc bén để giúp trẻ biết và hiểu rằng khi thấy bạn đọc sách thì đó có thể báo hiệu trẻ chuẩn bị sắp phải đi tắm và đi ngủ. Bố mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Giữ giấc ngủ ngắn/giờ đi ngủ cần theo một lịch trình nhất quán: Bố mẹ cố gắng không thay đổi thời gian ngủ đã được thiết lập cho trẻ vào thời điểm này, đặc biệt là nếu bạn muốn bé tiếp tục ngủ được hết đêm.
  • Hãy chú ý đến các thói quen: Cho dù chỉ là những thói quen đơn giản trước khi đi ngủ như đọc truyện cho bé hay thơm bé trước khi đi ngủ, thì bạn hãy tạo ra một thói quen đơn giản mà trẻ có thể dự đoán được nhằm giúp trẻ và bạn đi qua giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình phát triển của bé dễ dàng hơn.
Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc (Phần 1)
Cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ theo một lình trình nhất định và khoa học

Đó thực sự là những điều nhỏ bé nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn với em bé đang phát triển của bạn!

1.1. Trẻ gia tăng vốn từ vựng

Vốn từ vựng của bé đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn này. Ngay cả khi trẻ chưa thể nói chuyện, nhưng chắc chắn trẻ hiểu được nhiều từ hơn trẻ nói. Bạn có thể hiểu hơn bằng cách yêu cầu trẻ chỉ tay vào một thứ quen thuộc, chẳng hạn như quả bóng hoặc một món đồ chơi yêu thích hoặc yêu cầu trẻ thực hiện một số việc như: "Con lấy cho mẹ đôi giày của con được không?." Khả năng hiểu của bé sẽ tiếp tục vượt xa khả năng nói của bé trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm tới bởi vì sự phát triển về giải phẫu của miệng, lưỡi và thanh quản sẽ chậm hơn so với khả năng nhận thức của bé ngày càng tăng, do đó, để kết hợp các từ như danh từ và động từ theo đúng trật tự mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trẻ có thể tìm những cách khác để thể hiện nhu cầu của mình, bằng cách chỉ tay, mang đồ đến cho bạn hoặc thậm chí sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trẻ em.

Trong khoảng thời gian này, em bé của bạn cũng sẽ trở nên ý thức hơn về không gian theo chiều dọc và việc cao lên có thể đáng sợ. Ví dụ, trẻ có thể cảm thấy không thoải mái khi ngồi trên ghế cao. Nỗi sợ hãi này của em bé có thể xuất hiện khi trẻ học cách đứng và đi và khi bé ngã nhiều lần. Khi trẻ đã đứng vững hơn bằng hai chân của mình, khả năng ngã sẽ không làm trẻ lo lắng nhiều. Nhưng sau đó, bạn có thể phải đối phó với một “kẻ liều mạng” đã tự mình tủ bếp của bạn.

1.2. Chăm sóc răng miệng của trẻ

Khi được 9 tháng tuổi, em bé của bạn có thể có một vài chiếc răng nhỏ trong miệng. Đầu tiên sẽ là hai răng cửa dưới trước, tiếp theo là bốn răng trên, sau đó là hai răng cửa ở phía dưới. Răng hàm và răng nanh sẽ mọc sau cùng. Nếu bạn không thường xuyên đánh răng cho trẻ, thì bạn nên bắt đầu ngay bây giờ, đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn dặm và thức ăn có thể bị kẹt giữa các răng. Bạn không nhất thiết phải cần dùng kem đánh răng cho bé hoặc thậm chí cũng không cần bàn chải đánh răng. Bạn cần lưu ý, không sử dụng kem đánh răng dành cho người lớn cho trẻ trước 2 tuổi, vì các loại kem đánh răng này có chứa fluoride mà trẻ nhỏ không nên nuốt. Thay vào đó, hãy thử chà răng và nướu bằng khăn ướt. Hoặc sử dụng một bàn chải trẻ sơ sinh đặc biệt, đó là một nắp cao su có kết cấu vừa với đầu ngón tay trỏ của bạn và cho phép bạn cảm nhận được răng của trẻ trong quá trình vệ sinh. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên đánh răng mỗi ngày một lần vào thời điểm này, lý tưởng nhất là ngay sau bữa ăn cuối cùng trong ngày.

Để giữ cho răng của trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ tránh cho bé cả bú sữa lúc đi ngủ. Bú sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ sẽ khiến chất lỏng có đường chảy vào miệng và phủ lên răng, thúc đẩy vi khuẩn phát triển có thể gây sâu răng.

Trẻ 13 tuần tuổi rất dễ bị bệnh về tưa lưỡi và da liễu (Phần 2)
Chăm sóc răng miệng của trẻ sơ sinh 38 tuần tuổi sau sinh là việc làm cần thiết

2. Bà mẹ 38 tuần sau khi sinh

Đến thời điểm này, bạn có thể đang vật lộn với việc cân bằng các công việc hàng ngày giữa công việc nhà, công việc tại cơ quan và chăm sóc bé. Vậy làm thế nào để bạn đối phó với những căng thẳng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tăng mức năng lượng và giữ thái độ tích cực:

  • Uống đủ nước: Bạn có biết việc mất nước là một trong những tác nhân lớn nhất dẫn đến mệt mỏi, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được ít nhất 8-10 cốc nước lọc mỗi ngày. Bạn có thể thêm dưa chuột và bạc hà hoặc nước chanh và một chút giấm táo vào nước để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.
  • Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tăng năng lượng tích cực trong cơ thể. Làm thế nào để bạn có thể tập thể dục trong khi vẫn phải trông trẻ? Bạn có thể mặc đồ cho bé và cũng bé đi bộ. Khi vừa đi bộ và vừa bế trẻ có thể giúp tăng cường nỗ lực đốt cháy calo của bạn. Hoặc, bạn có thể đi bộ hoặc chạy cùng với xe đẩy.
  • Ngủ đủ giấc: Điều này thật sự khó khi bạn cần có thời gian để chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể ngủ đủ giấc bằng cách cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối mỗi đêm. Điều này sẽ cho phép bạn tỉnh táo hoàn toàn và tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau bất kể bé dậy bao nhiêu lần.
  • Sử dụng caffeine: Một hoặc hai viên sôcôla đen, một ly kombucha hoặc một cốc latte sữa vàng có thể giúp bạn tỉnh táo khi cần.

Bạn nên hiểu rằng có những điều nhỏ mà bạn có thể làm để giúp giảm bớt những chuyện xảy ra hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Và không ngại khi nhờ sự trợ giúp của bạn bè và người thân. Nếu gặp khó khăn trong quá trình nuôi con bạn nên nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa..

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com, mamanatural.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan