Cách chữa nghén 3 tháng đầu cho bà bầu

Những cơn ốm nghén là nỗi “ám ảnh” của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chữa nghén 3 tháng đầu cho bà bầu thế nào hiệu quả?

1. Lý do bị nghén khi mang thai

Nghén – tình trạng thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Lý do là bởi lúc này cơ thể có những thay đổi bất thường khi có sự hiện diện của bào thai trong cơ thể. Nghén với các biểu hiện đặc trưng là:

  • Nôn;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn ngủ;
  • Nhạy cảm với mùi/ vị;
  • ...

Tình trạng nghén thường gặp vào buổi sáng và có thể xuất hiện bất ngờ. Lý do khiến mẹ bầu bị ốm nghén chưa được lý giải cụ thể. Tuy nhiên, một số khả năng cũng được nhiều chuyên gia đưa ra gồm:

  • Hệ thần kinh của phụ nữ trở nên nhạy cảm khi có thai;
  • Thói quen ăn uống bất thường;
  • Nồng độ progesterone tăng cao trong thai kỳ;
  • Áp lực, căng thẳng...;

Với những thai phụ ốm nghén nặng, có thể giảm 5% kg trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, còn có các biểu hiện của tình trạng mất nước do nôn nhiều. Lúc này, thai phụ cần được bù nước, giảm nôn, thậm chí phải nhập viện. Một số yếu tố làm gia tăng tình trạng nghén ở phụ nữ có thai như:

  • Mang đa thai;
  • Hay bị say xe, say sóng..;
  • Tiền sử gia đình bị nghén;
  • ...

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nghén gây nôn, buồn nôn cũng có thể do các bệnh lý như:

Lúc này, ngoài buồn nôn, nôn thì thai phụ cũng có thể có các biểu hiện mệt mỏi, đau bụng hoặc có bướu ở cổ...

2. Cách làm giảm nghén 3 tháng đầu

“Cách chữa nghén 3 tháng đầu thế nào?” chắc hẳn là thông tin mà nhiều mẹ bầu đang tìm kiếm. Theo các chuyên gia, có nhiều cách đỡ nghén 3 tháng đầu như sau:

2.1 Cách chữa nghén 3 tháng đầu không cần thuốc

Theo đó, các mẹ bầu khi có thai 3 tháng đầu để giảm nghén có thể tránh các yếu tố gây nôn, buồn nôn như:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo;
  • Ăn ít Carbohydrate;
  • Tăng protein;
  • Chia nhỏ bữa ăn;
  • Không ăn quá no;
  • Uống đủ nước;
  • Không nằm ngay sau ăn;
  • Tránh căng thẳng;
  • Tập luyện nhẹ nhàng;
  • ...

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung các loại trái cây cũng là cách đỡ nghén 3 tháng đầu như:

  • Chuối;
  • Thanh long;
  • Dâu tây;
  • Cam;
  • Nho;
  • Ô mai;
  • ...

Các loại thực phẩm cũng là cách làm giảm nghén 3 tháng đầu cho thai phụ như:

  • Các loại bánh mặn;
  • Kem trái cây;
  • Ngũ cốc nguyên hạt;

Bên cạnh đó, thai phụ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa nghén 3 tháng đầu như:

  • Mía + gừng tươi;
  • Chanh + mật ong;
  • Tía tô + vỏ quýt + gừng;
  • ...

2.2 Cách chữa nghén 3 tháng đầu bằng thuốc

Với các trường hợp bị nghén nặng, nôn ói nhiều, thai phụ có thể tham khảo một số thuốc chống nôn dưới sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ như:

Nhóm vitamin này có thể dùng an toàn, nhưng vẫn nên có sự tư vấn từ bác sĩ/ dược sĩ. Ngoài ra, cách đỡ nghén 3 tháng đầu, bác sĩ có thể kê thêm thuốc như

  • Promethazine;
  • Metoclopramide;
  • ...

Các thuốc này bắt buộc phải có sự chỉ định, tư vấn từ bác sĩ, bởi các thuốc giảm nôn cho bà bầu này cũng có một số rủi ro nhất định.

3. Khi nào nghén phải điều trị y tế?

Nghén 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp, với nhiều mức độ khác nhau. Đối với các biểu hiện thông thường thì có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu như thai phụ bị nghén kèm theo các biểu hiện sau thì cần đi khám:

  • Suy kiệt sức lực;
  • Sụt cân nghiêm trọng;
  • Nghén không thể sinh hoạt bình thường;
  • Đi tiểu ít;
  • Chóng mặt khi ngồi/ đứng dậy;
  • Ngất xỉu;
  • ...

Khi có các biểu hiện nghén nghiêm trọng này, thai phụ không thể tự áp dụng các cách đỡ nghén 3 tháng đầu tại nhà mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, đánh giá và xử trí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan