Tình dục an toàn trong suốt thai kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đa số mọi người nghĩ việc quan hệ tình dục khi mang thai là điều không được làm, thế nhưng trên thực tế không có lí do gì bắt buộc phải kiêng dè trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tại sao lại như vậy?

Thai nhi được bảo vệ an toàn trong tử cung bởi túi ối bao quanh, do đó việc quan hệ tình dục hay cực khoái không gây hại được cho thai nhi. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định ngừng quan hệ tình dục khi mang thai nếu thai phụ có tiền sử sảy thai, và hạn chế quan hệ tình dục khi có một số tiền sử nhất định như xuất huyết hay sinh non. Trên thực tế với mỗi trường hợp lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ có những yêu cầu hạn chế khác nhau (ví dụ như không quan hệ tình dục, không cực khoái, không kích thích tình dục,...).

1. Thảo luận giữa hai vợ chồng về vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai

Chìa khóa để giữ vững sự thân thiết giữa hai vợ chồng trong suốt thai kỳ là chia sẻ cởi mở với nhau về cảm xúc, đặc biệt là khi có những suy nghĩ, băn khoăn về việc có nên quan hệ tình dục khi mang thai hay không. Hai vợ chồng nên động viên nhau chia sẻ, đặc biệt là khi thấy người bạn đời có những phản ứng khác lạ. Cùng nhau thảo luận, chia sẻ là cách tốt để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc, hứng thú của nhau.

2. Liệu hứng thú tình dục có thay đổi trong thai kỳ hay không?

Hứng thú tình dục thay đổi trong thai kỳ là điều rất thường thấy, và nó hoàn toàn không có vấn đề gì. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến một số người cảm thấy tăng ham muốn tình dục, nhưng đồng thời lại khiến một số khác thấy không còn hứng thú với chuyện đó nữa.

Trong khi mang thai ba tháng đầu, một số người không còn muốn quan hệ tình dục bởi những thay đổi trong cơ thể (khó chịu, mệt mỏi,...), nhưng một số khác thì không có hiện tượng này.

3. Làm thế nào để đạt sự thoải mái khi quan hệ tình dục trong thai kỳ?

quan-he-tinh-duc-khi-mang-thai-1
Hứng thú tình dục thay đổi trong thai kỳ là điều rất thường thấy

Khi bụng thai phụ to dần lên, việc thay đổi tư thế trong khi quan hệ sẽ trở nên cần thiết để tạo cảm giác thoải mái. Điều này vẫn có thể đúng sau khi em bé đã được sinh ra.

Trong một số trường hợp có thể cần sử dụng thêm chất bôi trơn khi quan hệ tình dục, và hãy luôn chọn chất bôi trơn dạng nước.

Hãy chọn cách giao hợp để không cảm thấy đau. Khi đạt cực khoái, sẽ có hiện tượng co bóp tử cung. Tuy nhiên nếu có bất kỳ sự co bóp nào xuất hiện thường xuyên hoặc gây ra đau đớn, hãy đi khám bác sĩ ngay. Tương tự, nếu thấy chảy máu âm đạo nặng hoặc vỡ ối khi quan hệ tình dục khi mang thai ba tháng cuối, lập tức ngừng giao hợp và tới bệnh viện càng sớm càng tốt (không được để bất kỳ thứ gì thâm nhập vào âm đạo một khi đã xuất hiện vỡ ối).

4. Dành thời gian tâm sự trong thai kỳ

Nếu bác sĩ có yêu cầu hạn chế các hoạt động tình dục khi mang thai, hoặc thai phụ cảm thấy không hứng thú với việc giao hợp, hãy dành thời gian chia sẻ, tâm sự với người bạn đời. Tình yêu và sự thấu hiểu sẽ được biểu hiện qua nhiều cách khác nhau. Hãy nghĩ về tình yêu đã hình thành nên sinh linh bé nhỏ trong bụng. Hãy tận hưởng thời gian bên nhau, cùng nhau đi dạo, cùng nhau thưởng thức bữa tối, thư giãn bên nhau.

quan-he-tinh-duc-khi-mang-thai-2
Dành thời gian tâm sự trong thai kỳ

5. Thời gian sớm nhất có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh con là bao lâu?

Sau khi sinh em bé, người phụ nữ có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại khi cơ thể đã phục hồi hoàn toàn, khi cả hai vợ chồng cảm thấy thoải mái và hứng thú.

Tuy nhiên thông thường, bác sĩ sẽ khuyên người phụ nữ nên đợi sau khi đi khám hậu sản lần đầu tiên mới tiến hành quan hệ tình dục.

Sau khi sinh đẻ, một số phụ nữ xuất hiện hiện tượng âm đạo bị khô. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng chất bôi trơn và hãy luôn nhớ sử dụng chất bôi trơn dạng nước.

6. Liệu người phụ nữ có thể có thai khi đang cho con bú hay không?

Trong thời gian cho con bú, người phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng ngừng rụng trứng và hành kinh (rụng trứng là quá trình trứng được giải phóng khỏi buồng trứng). Tuy nhiên trứng vẫn có thể rụng trước khi chu kỳ kinh nguyệt tái xuất hiện. Do đó nên nhớ rằng trong giai đoạn này người phụ nữ vẫn có thể mang thai. Hãy tham khảo các biện pháp tránh thai, và nếu cần, xin tham vấn bác sĩ trong trường hợp người phụ nữ không muốn tiếp tục có thai.

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như:

  • Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh
  • Sinh thiết gai nhau, chọc ối..
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ( siêu âm 3D, 4D)
  • Theo dõi sinh, đỡ sinh các trường hợp sinh thường, sinh khó
  • Khám điều trị các bệnh lý tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai kỳ kèm các bệnh lý nội khoa phức tạp...
  • Phẫu thuật lấy thai các trường hợp mổ lấy thai lần 1, lần 2, lần 3...
  • Khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa.
  • Khám, tư vấn các cặp vợ chồng hiếm muộn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan