Điều trị thiếu máu sau sinh

Thiếu máu sau sinh khá phổ biến ở phụ nữ. Hậu quả thiếu máu do thiếu sắt sau sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé. Vì vậy, những trường hợp phụ nữ bị thiếu máu sau sinh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả trên. Bài viết này sẽ cung cấp thể thông tin giúp bạn hiểu về tình trạng này.

1. Thiếu máu sau sinh

Thiếu máu được xem như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chủ yếu của phụ nữ sau sinh bị thiếu máu được xác định do thiếu sắt. Hậu quả gây ra do thiếu máu sau sinh chính là thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau sinh - khoảng sáu tuần khi sinh, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo thống kê của các nghiên cứu khi thực hiện điều tra về tình trạng thiếu máu sau sinh đã chỉ ra rằng có khoảng 10 đến 30% phụ nữ sau sinh sẽ bị thiếu máu. Bởi vì bệnh thiếu máu được xem như bệnh cộng đồng và phổ biến trên toàn thế giới, và không bị giới hạn bởi tất cả ở bất kỳ quốc gia nào hoặc thậm chí thiếu máu sau sinh ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể có tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ nắm rõ kiến thức về tình trạng thiếu máu sau sinh.

Thiếu máu sau sinh được xác định với tình trạng thiếu sắt mãn tính sau sinh cùng với nồng độ hemoglobin dưới 110g/L ở thời điểm sau một tuần sinh nở và nồng độ hemoglobin dưới 120g/L ở thời điểm sau tám tuần sinh nở.

Quá trình thiếu máu sau sinh có thể phát triển theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu với nồng độ sắt trong tủy xương bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt, làm cho tổng lượng sắt trong máu ở giai đoạn này giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn chưa có những triệu chứng cụ thể giúp nhận biết rõ tình trạng thiếu máu.
  • Giai đoạn hai bắt đầu xuất hiện các tác dụng phụ của tình trạng thiếu máu. Khi đó, cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn và xuất hiện tình trạng đau đầu. Sự thiếu hụt vi chất này có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Cũng ở giai đoạn này, quá trình sản xuất huyết sắc tố bắt đầu bị ảnh hưởng rõ ràng hơn.
  • Giai đoạn ba với nồng độ huyết sắc tố giảm mạnh hơn gây nên các tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng của thiếu máu xuất hiện rõ rệt hơn với các biểu hiện như mệt mỏi, kiệt sức cực độ...

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu sau sinh

Thiếu máu được xem như tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này được xác định từ nhiều yếu tố khác nhau.

  • Chế độ ăn không cân đối và hợp lý đồng thời không cung cấp đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu khuyến nghị. Với phụ nữ mang thai nhu cầu sắt khuyến nghị hàng ngày thường khoảng 4.4 mg/ngày. Khi người phụ nữ không được bổ sung chất sắt trước và trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu đặc biệt thiếu máu do thiếu sắt sau sinh.
  • Mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt. Hàm lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể bị mất đáng kể và dẫn tới tình trạng mất nhiều chất sắt trước khi mang thai.
  • Mất máu trong quá trình sinh nở. Việc mất quá nhiều máu trong quá trình sinh nở, có thể vượt quá 500ml có thể khiến cho nguồn dự trữ sắt trong cơ thể cạn kiệt và dẫn tới tình trạng thiếu máu sau khi sinh. Mất máu càng nhiều thì nguy cơ thiếu máu của bà mẹ mang thai càng lớn.
  • Các bệnh liên quan đến đường ruột. Trong trường hợp phụ nữ mắc các bệnh như viêm ruột hoặc xuất hiện giun trong ruột có thể được xem như yếu tố nguy cơ khiến cho cơ thể không đủ khả năng hấp thu lượng sắt cần thiết hàng ngày.

Một vài dấu hiệu có thể giúp nhận biết dễ dàng với tình trạng thiếu máu của phụ nữ sau sinh, bao gồm: cơ thể phụ nữ lúc nào cũng ở trạng thái mệt mỏi, da xanh nhợt nhạt, hoặc có thể cảm thấy khó thở và chóng mặt hoặc thường xương cảm thấy đau nhức đầu, hoặc tim đập loạn nhịp hoặc hệ miễn dịch suy yếu, giảm ham muốn tình dục hoặc tinh thần luôn bị căng thẳng, áp lực và cáu gắt, sữa mẹ giảm cả về số lượng và chất lượng khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển.

Mặc dù, có thể phụ nữ không gặp hết tất cả các triệu chứng này một lúc, nhưng nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách này và tần suất gặp nhiều thì bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời tránh kéo dài tình trạng có thể để lại các biến chứng đáng tiếc. Những đối tượng dễ mắc chứng thiếu máu sau sinh có thể bao gồm: thiếu chất sắt trước và trong thời kỳ mang thai, hoặc có thể mang đa thai, hoặc chỉ số khối cơ thể BMI trước khi mang thai lớn hơn 24, hoặc phụ nữ đã từng sinh mổ, hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn, sinh non hoặc sinh quá tuần, hoặc có tình trạng huyết áp cao, hoặc sinh đẻ nhiều lần.

thiếu máu sau sinh
Mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu máu sau sinh

3. Ảnh hưởng của thiếu máu đến quá trình nuôi con bú

Thiếu máu sau sinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa dành cho bé trong quá trình bú mẹ. Thậm chí có thể phải thực hiện cai sữa sớm cho bé. Hơn nữa, việc cai sữa sớm có thể dẫn đến giảm khả năng tăng cân cũng như phát triển của trẻ. Theo thống kê có khoảng 225 các bà mẹ mang thai thường gặp tình trạng thiếu máu sau sinh lần đầu với mức độ huyết sắc tố giảm chỉ còn dưới 10g/L.

4. Các biện pháp giúp khắc phục tình trạng thiếu máu sau sinh

  • Điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sau sinh có thể được thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống của phụ nữ để nhằm cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu khuyến nghị. Nếu người phụ nữ được bác sĩ chẩn đoán xác định nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt thì cần được bổ sung sắt bằng đường uống với hàm lượng từ 100 đến 200 mg mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng thuốc bổ máu sau sinh hoặc bổ sung viên sắt ở dạng viên nén hay viên nang nhưng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trầm trọng, thiếu máu sau sinh uống thuốc gì? Có thể phải sử dụng thuốc sắt được bổ sung qua đường tĩnh mạch với hàm lượng từ 800 đến 1500mg.
  • Có thể thực hiện truyền máu để cải thiện chất lượng máu. Với những phụ nữ gặp các vấn đề liên quan đến tuần hoàn do mất máu thì nên thực hiện truyền máu cho những đối tượng này. Hoặc đối với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn nữa thì cũng có khá nhiều phương pháp điều trị y tế khác nhau tuy nhiên cần được thực hiện dưới sự chỉ đạo của y bác sĩ.
  • Cung cấp đủ hàm lượng nước theo nhu cầu cho cơ thể hàng ngày. Sử dụng đủ nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể cải thiện được lưu lượng máu trong thời kỳ hậu sản. Hơn nữa khi cung cấp đủ hàm lượng nước có thể ngăn ngừa tình trạng các cục máu đôngnhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp bổ sung viên sắt có trường hợp gây triệu chứng đầy hơi thì chất lỏng nước có thể giúp cải thiện tình trạng này. Với phụ nữ sau sinh cần bổ sung mỗi ngày khoảng 3 lít nước.
  • Lựa chọn và bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú. Chẳng hạn như rau có lá xanh đậm, đậu các loại, đậu lạng, quả mơ, bí ngô, đậu hũ, ngũ cốc nguyên hạt, măng tây, khoai tây, bí đao, đậu hà lan, hàu, sò, thịt gà, thịt bò, dâu tây...
  • Giảm sử dụng các loại đồ uống không tốt trong thời kỳ này chẳng hạn như trà, có thành phần chứa hàm lượng tanin khác nhiều. Và hợp chất này có thể làm chậm sự hấp thu của sắt.
  • Tăng cường hấp thu sắt bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có chức năng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vì vậy, ở thời kỳ này phụ nữ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này bao gồm: trái cây họ cam quýt, dây tây, bưởi, chanh...
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mặc dù việc chăm con sau sinh khá vất vả với phụ nữ, nhưng bạn vẫn cần cố gắng duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với quá trình vận động cơ thể giúp cơ thể được khỏe mạnh
  • Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng lên và dẫn tới tình trạng thiếu máu khi đó làm giảm mức độ miễn dịch trong cơ thể. Trong trường hợp, bạn phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng, có thể là nhỏ nhất thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai hoặc đã sinh con đều nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng thiếu máu và thực hiện điều trị cần thiết nhất nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng có thể xảy ra cho sức khỏe của bà mẹ và em bé.

thiếu máu sau sinh
Lựa chọn chế độ ăn khoa học giúp khắc phục tình trạng thiếu máu sau sinh

5. Sử dụng thuốc bổ sung sắt trong điều trị thiếu máu sau sinh cho phụ nữ

Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt có thể khá nghiêm trọng trong đó làm giảm khả năng vận động của cơ thể, hoặc gây nên tình trạng viêm miệng, viêm dạ dày, thay đổi cấu trúc của tóc, móng tay, da hoặc giảm quá trình sinh nhiệt cũng như quá trình trao đổi chất... Điều trị thiếu máu thiếu sắt có thể thực hiện bằng cách bổ sung sắt theo đường uống, còn trong trường hợp thiếu máu nặng có thể phải thực hiện truyền sắt bằng tĩnh mạch. Tuy nhiên tuyền máu hoặc truyền sắt đều có thể gây ra một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe với phản ứng truyền máu, nhiễm trùng, sốc phản vệ...

Viên uống bổ sung sắt được quy định có chỉ số Hb cao hơn 10g/dL với liều sử dụng khoảng từ 80 đến 160 mg sắt nguyên tố/ngày và sử dụng liều trong vòng hai tuần. Bổ sung viên sắt theo đường uống nên được tiếp tục thực hiện trong thời gian ít nhất ba tháng nhằm giúp bình thường hoá các chỉ số xét nghiệm máu và dự trữ sắt của cơ thể.

Sắt sử dụng truyền thường ở dạng venofer - sắt sucrose 20mg/ml 5ml. Sắt này được tiêm vào tĩnh mạch ngay sau đó nồng độ sắt trong huyết tương cao và giúp hạn chế quá trình đào thải sắt qua hệ thống lưới nội mô và ức chế quá trình hấp thụ sắt qua niêm mạc ruột. Vì vậy, quá trình này sẽ giúp cung cấp đủ lượng sắt cho sự hình thành erythropoietin. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, sắt sucrose truyền tĩnh mạch giúp cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh với tổng liều tối đa là 800mg được chia thành 4 ngày. Do vậy có thể sử dụng liều đơn 200mg/ngày, truyền liên tục để đạt được tổng liều.

Tuy nhiên khi sử dụng sắt sucrose truyền tĩnh mạch cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, thay đổi vị giác tạm thời hoặc hạ huyết áp, sốt và rung hoặc phản ứng nơi tiêm truyền, hoặc phản ứng phản vệ... Đối với những người bệnh có tiền sử hen phế quản, rối loạn chức năng gan, nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính có ferritin huyết thanh tăng quá mức thường chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Sắt sucrose không được sử dụng cùng với các chế phẩm sắt đường uống. Bởi vì sắt trong sản phẩm truyền tĩnh mạch có thể gây ra những thay đổi về mặt sinh lý liên quan đến quá trình thu nhận sắt, do đó, có thể làm giảm sự hấp thu sắt của viên sắt đường uống.

Theo các nghiên cứu chứng minh được rằng sử dụng sắt đường tĩnh mạch trong sản khoa đặc biệt cho bà mẹ sau sinh có thể giúp hạn chế tình trạng thiếu máu sau sinh đồng thời khá an toàn cho mẹ và em bé với việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan