Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và cách phòng ngừa

Bài được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa - Trưởng khoa Sản - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay bệnh lây truyền qua đường tình dục là nhiễm khuẩn phát tán thông qua con đường tiếp xúc tình dục. Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục có thể gây ra các hậu quả sức khỏe lâu dài nghiêm trọng như: vô sinh, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung, thậm chí tử vong, và các vấn đề khi mang thai.

Mắc một nhiễm khuẩn qua đường tình dục cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) nếu bạn phơi nhiễm với nó.

1. Những bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục được lan truyền như thế nào?

Các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh. Các nhiễm khuẩn gây ra bởi virus thì không thể điều trị được mà chỉ làm giảm được triệu chứng.

Một người mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục có thể truyền sang người khác thông qua tiếp xúc qua da, bộ phận sinh dục, miệng, trực tràng, và dịch tiết cơ thể. Bất kỳ cá nhân nào có tiếp xúc tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng với người mang bệnh đều có khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục. Các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục có thể không biểu hiện triệu chứng, và ngay khi không có biểu hiện triệu chứng thì tình trạng sức khỏe vẫn bị ảnh hưởng.

2. Những bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục thường gặp nhất là gì?

Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
Viêm gan B có thể lây qua đường tình dục

Các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục bao gồm:

Viêm âm đạo tạp khuẩn hay viêm âm đạo do nấm Candida Albicans là các nhiễm khuẩn thường gặp mà không lây qua đường tình dục. Nhiễm khuẩn này gây ra bởi sự mất cân bằng của vi khuẩn và nấm phát triển bình thường trong môi trường âm đạo, do sử dụng kháng sinh, thay đổi nội tiết tố, thụt rửa âm đạo hay hệ miễn dịch suy yếu.

3. Các yếu tố nào gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục?

Những yếu tố làm gia tăng khả năng hay nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục bao gồm:

  • Có hơn một bạn tình
  • Có bạn tình mới
  • Bạn tình có hơn một bạn tình khác
  • Tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục
  • Tiếp xúc tình dục với một người mang bệnh
  • Không sử dụng bao cao su thường xuyên khi có quan hệ tình dục với hơn một đối tác
  • Bán dâm.

4. Những ai được khuyến nghị cho sàng lọc bệnh lây qua đường tình dục?

xét nghiệm
Phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều đặn nên thường xuyên xét nghiệm HIV, chlamydia và lậu dù chưa có dấu hiệu

Trước khi thực hiện sàng lọc cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện một bảng hỏi đơn giản để đánh giá nguy cơ cần thiết để sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên ngay cả khi không có triệu chứng gì thì phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều đặn cũng được khuyên thường xuyên xét nghiệm HIV, chlamydia và lậu. Chlamydia rất hay gặp ở người trẻ nên những phụ nữ dưới 25 tuổi có sinh hoạt tình dục thường được khuyến nghị sàng lọc.

5. Các bước sàng lọc bệnh lây qua đường tình dục

Sau khi hoàn tất bảng hỏi và có chỉ định xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi kỹ hơn về tiền sử, các triệu chứng và tiến hành thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ thăm khám bộ phận sinh dục, trực tràng, niệu đạo và các tổ chức xung quanh để phát hiện dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo, nước tiểu, và máu để làm các xét nghiệm cần thiết, bao gồm soi tươi, nhuộm, nuôi cấy và các xét nghiệm PCR.

6. Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ mắc nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục?

  • Biết rõ bạn tình của mình và hạn chế số lượng, lịch sử tình dục của bạn tình cũng quan trọng như của bạn. Khi bạn hay bạn tình của bạn có càng nhiều bạn tình, nguy cơ mắc nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục càng cao.
  • Hãy sử dụng bao cao su cho mỗi lần sinh hoạt tình dục, cho dù đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng.
  • Tránh quan hệ tình dục gây rách da có nguy cơ cao, cho dù không chảy máu nhưng các mầm bệnh vẫn có thể được trao đổi qua lại. Giao hợp hậu môn có nguy cơ cao vì trực tràng rất dễ rách. Dịch tiết cơ thể cũng mang mầm bệnh.
  • Tiêm chủng phòng ngừa: Hiện tại vắc-xin phòng viêm gan B và một số chủng HPV thường gặp là có sẵn để sử dụng.

7. Bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Quan hệ tình dục và mang thai sau khi bị thai lưu
Bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Mắc bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục có nhiều nguy cơ xấu cho thai nhi. Lậu và chlamydia có thể gây ra nhiễm trùng mắt sơ sinh hay viêm phổi. Giang mai có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. HIV có thể truyền từ mẹ sang con nếu không có điều trị phòng ngừa.

Các xét nghiệm bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục được khuyến nghị cho các bà mẹ mang thai vì điều trị sớm có thể giảm nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Thường thì cả bạn và bạn tình cùng cần điều trị cùng lúc.

Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ. Để được tư vấn và đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan