Vàng, nâu và nhiều hơn nữa: Màu sắc của tinh dịch có nghĩa là gì?

Tinh dịch khỏe mạnh có màu trắng đục và độ sệt giống như trứng sống. Những thay đổi về màu sắc, kết cấu và thậm chí cả mùi của tinh dịch có thể là bình thường và không nên lo lắng. Nhưng trong một số trường hợp, thay đổi màu sắc tinh dịch có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

1. Tinh dịch khỏe mạnh màu gì?

Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh là chất lỏng màu trắng đục hoặc xám, có độ sệt tương tự như trứng sống hoặc sữa ong chúa. Nó cũng sẽ có mùi kiềm gần giống với mùi thuốc tẩy.

Các đặc điểm này này tinh dịch có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào gen, chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể của bạn. Sự thay đổi các thành phần trong tinh dịch có thể làm thay đổi một chút các đặc điểm này.

Trừ khi bạn đang gặp phải các triệu chứng bất thường khác, nếu không những thay đổi tạm thời về màu sắc thường không đáng lo ngại.

Tinh dịch là một phần quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh dịch có chứa tinh trùng, nhưng nó là một chất lỏng phức tạp có chứa các chất khác. Một nghiên cứu năm 2016 lưu ý rằng tinh dịch khỏe mạnh chứa:

  • Vitamin
  • Enzym
  • Khoáng chất
  • Protein
  • Chất chống oxy hóa
  • Đường

Các hợp chất này giúp tinh trùng phát triển và bảo vệ chúng khỏi các yếu tố môi trường.

Tinh dịch cũng có thể thay đổi khi nó trộn lẫn với các chất khác xuất hiện trong tinh dịch. Điều này có thể bao gồm máu, mủ, nước tiểu hoặc các chất lỏng khác trong hệ thống sinh sản hoặc niệu đạo.

Xét nghiệm tinh dịch đồ
Tinh dịch bình thường là chất lỏng màu trắng đục hoặc xám

2. Màu sắc tinh dịch khác nhau có ý nghĩa gì?

Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự thay đổi màu sắc của tinh dịch. Các triệu chứng của một người và màu sắc tinh dịch của họ có thể chỉ ra nguyên nhân cơ bản.

Tinh dịch trong, có màu trắng hoặc xám là bình thường.

Tinh dịch màu đỏ do:

  • Huyết áp cao
  • Quan hệ tình dục quá mạnh, thô bạo hoặc thủ dâm
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn hoặc niệu đạo

Tinh dịch có màu hồng do:

  • Huyết áp cao
  • Quan hệ tình dục quá mạnh, thô bạo hoặc thủ dâm
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn hoặc niệu đạo
  • Tinh dịch có màu nâu do:
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn hoặc niệu đạo

Tinh dịch có màu đen do:

  • Kim loại nặng
  • Chấn thương tủy sống

Tinh dịch có màu vàng do:

Tinh dịch có màu xanh lá:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Chế độ ăn
Nguyên nhân tinh dịch vón cục
Có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến màu sắc tinh dịch

2.1. Tinh dịch có màu đỏ hoặc hồng có nghĩa là gì?

Màu hồng, đỏ hoặc nâu trong tinh dịch có thể đáng lo ngại và thường chỉ ra tình trạng có máu trong tinh dịch. Các bác sĩ có thể gọi đây là bệnh máu khó đông. Một đánh giá năm 2017 lưu ý rằng có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, mặc dù nhiều nguyên nhân tương đối vô hại.

Có một số trường hợp máu trong tinh dịch có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn, cần được điều trị, bao gồm:

Vỡ mạch máu

Mạch máu bị vỡ có thể cho phép một lượng nhỏ máu trộn lẫn với tinh dịch, gây ra những thay đổi về màu sắc của tinh dịch. Màu này có thể từ hồng hoặc đỏ trong máu tươi, hoặc hơi nâu nếu máu cũ hơn.

Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị vỡ do:

Nếu những triệu chứng này biến mất và không có vấn đề gì khác, thì bạn không cần phải lo lắng về tình trạng này. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện cùng với các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm cho máu trộn lẫn với tinh dịch và thay đổi màu sắc tùy thuộc vào độ tươi của máu. Bạn cũng nên chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, chlamydia và bệnh lậu có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch của bạn.

Các triệu chứng khác của các bệnh lây truyền qua đường tình dục này có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau hoặc rát ở niệu đạo khi đi tiểu
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn của bạn
  • Chảy dịch màu vàng hoặc màu khác thường từ dương vật của bạn
  • Phát ban ngứa, khó chịu hoặc đau đớn


Các vấn đề về tuyến tiền liệt

Một số vấn đề về tuyến tiền liệt cũng có thể làm thay đổi độ đặc hoặc màu sắc của tinh dịch. Các biến chứng tuyến tiền liệt có thể gây ra những thay đổi này bao gồm:

Viêm tuyến tiền liệt: Nếu không được điều trị, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra tinh dịch có máu. Các triệu chứng khác của viêm tuyến tiền liệt có thể bao gồm:

  • Khó đi tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng dưới
  • Đau gần trực tràng của bạn
  • Đau khi xuất tinh
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Sốt
  • Ớn lạnh
Chấn thương dương vật
Nam giới thể gặp tình trạng đau bụng dưới khi bị viêm tuyến tiền liệt

Phẫu thuật tuyến tiền liệt: máu cũng có thể trộn lẫn với các chất trong tuyến tiền liệt được tạo ra khi bạn xuất tinh. Máu có thể khiến tinh dịch của bạn chuyển sang màu hơi đỏ, hơi hồng hoặc hơi nâu.

Sau khi sinh thiết mô tuyến tiền liệt: sinh thiết được thực hiện khi bác sĩ lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt của bạn. Điều này có nghĩa là có tổn thương mô, có thể đưa máu vào đường tiết niệu hoặc ống phóng tinh của bạn.

Ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo: trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh dịch có máu có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo. Các bệnh này thường được điều trị thành công, ngay cả ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo có thể bao gồm đau hoặc khó chịu trong:

  • Tinh hoàn
  • Bìu
  • Bụng dưới
  • Vung sinh dục

Huyết áp cao

Các biến chứng do huyết áp cao có thể gây ra sự gián đoạn trong một số hệ thống trong cơ thể. Trong hệ thống sinh sản, nó có thể cho phép máu vào tinh dịch, và làm thay đổi màu sắc của tinh dịch.

2.2. Tinh dịch có màu nâu hoặc đen có nghĩa là gì?

Những lý do khiến cho màu tinh dịch có thể có màu nâu hoặc đen bao gồm:

2.2.1. Chấn thương và chảy máu nhiều

Tinh dịch có màu nâu sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu của máu chảy nhiều hơn hoặc máu đã tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài. Điều này có thể xảy ra do chấn thương nặng như:

  • Chấn thương tủy sống
  • Chấn thương ở bộ phận sinh dục.

Đôi khi, chấn thương tủy sống có thể xảy ra mà không chảy máu nhiều và tinh dịch vẫn có thể chuyển sang màu sẫm hoặc màu đen. Mặc dù lý do chính xác không rõ, nhưng có thể có một cái gì đó để gây ra một trục trặc ở túi tinh. Túi tinh là nơi sản xuất một số chất tạo nên tinh dịch.

Bạn hãy đi khám khi bị chấn thương ở tủy sống hoặc ở bộ phận sinh dục. Bác sĩ có thể đánh giá xem liệu nó có gây ra các tình trạng nguy hiểm hay không, và đưa ra cách điều trị phù hợp cho bạn.

Kim loại nặng

Lượng kim loại nặng trong cơ thể và máu cao có thể dẫn đến tinh dịch sẫm màu trong một số trường hợp. Một bài báo được đăng năm 2013 cho thấy máu của những người có tinh dịch sẫm màu rất giàu kim loại nặng, chẳng hạn như mangan, chì và niken. Điều này có thể do tiếp xúc với thức ăn, nước bị ô nhiễm hoặc các yếu tố môi trường khác.

Kim loại trong máu
Lượng kim loại nặng trong cơ thể và máu cao có thể ảnh hưởng đến màu sắc tinh dịch

2.3. Tinh dịch có màu vàng sang xanh lục có nghĩa là gì?

Những lý do khiến cho tinh dịch có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây bao gồm:

Nhiễm trùng

Màu tinh dịch là vàng hoặc xanh lục có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) , chẳng hạn như chlamydia hoặc bệnh lậu. Ngoài việc đổi màu, tinh dịch cũng có thể có mùi hôi.

Tinh dịch có màu vàng hoặc vàng xanh có thể do nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt xảy ra khi vi khuẩn từ đường tiết niệu xâm nhập vào tuyến tiền liệt.

Các triệu chứng khác của viêm tuyến liệt có thể bao gồm:

  • Khó đi tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng dưới
  • Đau gần trực tràng của bạn
  • Đau khi xuất tinh
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Xuất tinh không thường xuyên

Tinh dịch có màu vàng có thể là dấu hiệu của việc xuất tinh không thường xuyên. Tinh dịch có thể có nhiều thời gian hơn để hòa trộn với các hợp chất khác khiến nó đổi màu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Tinh dịch có thể thay đổi màu sắc nếu nó trộn với một số loại vitamin hoặc thuốc. Nếu sự thay đổi màu sắc là triệu chứng duy nhất và sau đó biến mất, thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Thực phẩm chứa thuốc nhuộm cũng có thể làm thay đổi màu tinh dịch trong một số trường hợp. Sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất nhuộm màu vàng có thể khiến tinh dịch của bạn có màu vàng. Thực phẩm có nhiều lưu huỳnh như hành và tỏi, cũng có thể có ảnh hưởng.

Uống rượu rượu hoặc sử dụng cần sa cũng có thể dẫn đến màu của tinh dịch hơi ngả vàng.

Nước tiểu

Tinh dịch cũng có thể trộn lẫn với những giọt nước tiểu từ niệu đạo. Điều này có thể làm cho tinh dịch có màu hơi vàng. Điều này nói chung không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Nước tiểu có thể bị đọng lại trong niệu đạo sau khi bạn đi tiểu. Sau đó, khi tinh dịch đi qua niệu đạo có thể bị trộn lẫn với nước tiểu còn sót lại, khiến tinh dịch của bạn có màu hơi vàng. Hiện tượng này thường xảy ra nếu bạn xuất tinh ngay sau khi đi tiểu và đây thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Một số nguyên nhân khiến cho nước tiểu có trong tinh dịch có thể cần được chăm sóc y tế, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc các cơ quan sinh dục khác

Vàng da

Vàng da xảy ra khi gan để lại quá nhiều bilirubin trong cơ thể. Đây là một sắc tố vàng tự nhiên được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu. Mặc dù nó gây ra vàng da, nhưng nó cũng có thể làm thay đổi màu sắc của tinh dịch.

Các triệu chứng vàng da khác bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau bụng
Sốt rét
Nam giới có thể gặp tình trang sốt và ớn lanh

Số lượng bạch cầu cao

Có quá nhiều tế bào bạch cầu trong tinh dịch cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nó, khiến nó có màu vàng hơn. Đây có thể là tác động thứ phát từ một tình trạng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của rối loạn tự miễn dịch.

Một số nguyên nhân gây tăng bạch cầu có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời, chẳng hạn như chlamydia.

3. Các kết cấu khác nhau của tinh dịch có thể có ý nghĩa gì?

Cùng với những thay đổi về màu sắc, những thay đổi về kết cấu của tinh dịch cũng có thể khiến một số người lo lắng. Những thay đổi kết cấu này có thể khác nhau dựa trên các yếu tố khác nhau.

Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh có thể có các thay đổi về kết cấu và có thể hơi đặc hơn hoặc loãng do các yếu tố như:

  • Chế độ ăn
  • Lối sống chẳng hạn như mức độ hoạt động
  • Sử dụng rượu
  • Sử dụng ma túy

Sự thay đổi tạm thời trong kết cấu tinh dịch thường không đáng lo ngại. Ngay cả những vấn đề đơn giản, chẳng hạn như mất nước tạm thời cũng có thể dẫn đến tinh dịch đặc hơn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, những thay đổi về kết cấu xảy ra cùng với các vấn đề khác về tinh dịch, chẳng hạn như mùi hôi hoặc thay đổi màu sắc, có thể là một dấu hiệu để đi khám.

4. Tinh dịch đổi màu, khi nào cần đi khám?

Một số lý do cho sự thay đổi màu sắc của tinh dịch không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và sẽ không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu những thay đổi này liên tục và kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như mùi hôi, hoặc máu khó đông kéo dài,... thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu một người nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của các vấn đề về tuyến tiền liệt, họ cũng nên đi khám. Chúng có thể bao gồm khó đi tiểu, sưng tấy ở vùng sinh dục và vùng chậu, cảm thấy áp lực trong đại tràng hoặc liên tục cảm thấy cần đi tiêu.

Việc phát hiện và điều trị sớm các tình trạng bệnh lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiêm như vô sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com; healthline.com/hea

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan