Sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường ảnh hưởng gì cho sức khỏe?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sốc insulin có thể xảy ra do bỏ bữa ăn hoặc dùng quá nhiều insulin hay thuốc khác để hạ đường huyết gây run tay chân, vã mồ hôi, bồn chồn, lú lẫn và có khi bất tỉnh gây tổn thương não.

1. Sốc insulin gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường

Sốc insulin là tình trạng cấp cứu gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hạ đường huyết. Nếu lượng đường huyết hạ xuống mức dưới ngưỡng bình thường có thể gây triệu chứng từ nhẹ đến trung bình: chóng mặt, run tay chân, vã mồ hôi, da dính ướt, đói, mệt xỉu, lo lắng, mạch nhanh.

Hạ đường huyết cũng có thể gây ra: đau đầu, lú lẫn, choáng ngất, tập trung kém, dễ vấp ngã; run cơ, co giật, bất tỉnh. Bên cạnh đó, sốc insulin có thể xảy ra vào ban đêm như gặp ác mộng, khóc trong khi ngủ, tỉnh dậy trong trạng thái lú lẫn hoặc bồn chồn, vã nhiều mồ hôi, có các hành vi gây hấn, tức giận. Trường hợp sốc insulin nặng có thể gây bất tỉnh vì tiểu đường, tổn thương não hoặc thậm chí là tử vong.

Theo quy ước, hạ đường huyết là đường huyết xuống mức < 70mg/dL, nặng hơn nữa là ≤ 50mg/dL. Nếu cứ để cơn hạ đường huyết nhẹ lặp đi lặp lại, cơ thể sẽ quen đi với các biểu hiện này, chỉ khi có cơn hạ huyết áp nặng mới nhận biết được thì đã quá muộn.

2. Hạ đường huyết khi dùng insulin

Các loại insulin
Sốc insulin có thể xảy ra nếu dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc khác để hạ đường huyết

Sốc insulin có thể xảy ra nếu dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc khác để hạ đường huyết. Bỏ bữa ăn, tập thể dục quá sức, tiêu thụ rượu, nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể gây sốc insulin.

Khi ăn uống, hoạt động bất thường làm tăng lượng đường hấp thu vào máu và làm tăng lượng đường tiêu thụ gây hạ đường huyết. Đối với người đang bị đái tháo đường, nếu vẫn giữ mức dùng thuốc với liều như cũ mà ăn uống thất thường (chậm bữa, ăn ít hơn, bỏ bữa) hay hoạt động quá mức (làm việc quá nhiều, làm việc nặng) thì sẽ bị hạ đường huyết.

Khi bị tăng đường huyết, người bệnh không nên tự ý tăng liều thuốc mà phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tăng số lần dùng insulin sẽ có thể dẫn đến tác dụng ngược là bị hạ đường huyết, không được hạ đường huyết quá nhanh, quá mạnh, không làm hạ đường huyết xuống mức quá thấp.

Người bệnh chưa được hướng dẫn cách tính liều insulin và cách tiêm insulin đúng dẫn đến thao tác sai có thể dùng quá liều insulin gây hạ đường huyết. Cũng có khi người bệnh tự ý dùng liều dự phòng nhằm tránh tăng đường huyết nhưng kết quả mang lại là gây hạ đường huyết.

Cần xác định đúng thời điểm dùng insulin khi xác định được mức suy yếu tuyến tụy. Thông thường trong đái tháo đường type 2 giai đoạn không kiểm soát được đường huyết, các bác sĩ sẽ phối hợp insulin với metformin. Do metformin có khả năng hạ đường huyết thấp (chỉ làm giảm lượng glucose sinh ra từ glycogen), nên việc phối hợp này ít khi gây ra hạ đường huyết chung, dễ thực hiện.

3. Xử trí khi hạ đường huyết

Nếu nghi ngờ ai đó bị hạ đường huyết thì có thể dùng 4 viên glucose có thể nhai, 5 miếng kẹo cứng, 1/2 chén cam hoặc nước trái cây khác, hoặc 1/2 chén soda. Nếu người đó bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu. Nếu bác sĩ đã kê toa, hãy tiêm một liều glucagon trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến. Không để người đã bất tỉnh nuốt bất cứ cái gì vì có thể sặc.

Cấp cứu
Nếu người đó bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức

4. Phòng tránh sốc insulin

Với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, mỗi người có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và thuốc insulin để giữ cho đường huyết được ổn định.

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy thử đường hoặc tại các nơi xét nghiệm máu.
  • Nếu gặp các triệu chứng trong khi lái xe thì phải dừng xe lại ngay lập tức.
  • Thông báo cho gia đình và bạn bè các triệu chứng của hạ đường huyết để họ có thể giúp khi có các triệu chứng này. Luôn mang theo viên bổ sung glucose hoặc tạo thói quen mang theo kẹo cứng phòng khi đường huyết xuống quá thấp.
  • Luôn ăn sau khi tiêm insulin để tránh hạ đường huyết.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cách sử dụng một loại thuốc mới.
  • Hãy ăn đồ ăn nhanh có đường khi tập thể dục. Trao đổi với chuyên viên dinh dưỡng về những thức ăn nên ăn trước khi tập thể dục.
  • Thận trọng khi uống rượu. Trao đổi với bác sĩ để biết nên làm gì là tốt nhất.
  • Hãy thận trọng sau những tập các bài tập mạnh vì có thể bị giảm đường huyết trong nhiều giờ sau khi tập luyện.
  • Hãy đề nghị bác sĩ cung cấp glucagon, vì tất cả những ai cần bổ sung insulin đều nên có sẵn trong người glucagon.
  • Mang theo bảo hiểm y tế để các nhân viên cấp cứu có thể điều trị nhanh chóng.
  • Theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường đều đặn, tuân thủ khám bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan