Lưu ý trong kiểm soát đường huyết trước mổ

Kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là một vấn đề quan trọng nhằm phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra, đặc biệt là hạ đường huyết khi mổ và tăng nguy cơ biến chứng tim sau phẫu thuật.

1. Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin. Đây là bệnh mãn tính thường gặp, tỷ lệ số người mắc đái tháo đường chiếm khoảng 7%. Đái tháo đường gồm có 2 loại:

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật và tăng nguy cơ mắc biến chứng tim sau phẫu thuật. Vì vậy việc kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là rất quan trọng nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Biến chứng mạch máu nhỏ do đái tháo đường gây ra
Kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật nhằm phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra

2. Kiểm soát đường huyết trước mổ

Mục tiêu của việc kiểm soát đường huyết trước mổ là phòng ngừa tăng hoặc hạ đường huyết nặng trong giai đoạn phẫu thuật. Tiến hành đo mức điện giải huyết thanh của tất cả các bệnh nhân đái tháo đường và điều trị trước khi mổ. Ngoài ra, cần đánh giá chức năng thận bằng cách đo BUN và mức creatinin huyết thanh.

Trong giai đoạn phẫu thuật, việc xử trí bằng thuốc đặc hiệu còn phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm:

  • Loại đái tháo đường
  • Loại phẫu thuật
  • Thời gian kéo dài phẫu thuật

Đối với bệnh nhân không cần dùng insulin trong phẫu thuật cần theo dõi đường máu nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết, đảm bảo điều trị kịp thời tăng đường huyết nặng. Đối với những bệnh nhân cần dùng insulin trong lúc phẫu thuật, tiến hành tiêm insulin đường tĩnh mạch sẽ tốt hơn insulin dưới da, thời gian khởi phát tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và dễ chuẩn liều. Ngoài ra, có thể tiếp tục dùng insulin đường tĩnh mạch trong giai đoạn hậu phẫu cho tới khi bệnh nhân ăn được.

3. Nhu cầu sử dụng insulin trong phẫu thuật

Đối với bệnh nhân đái tháo đường sử dụng insulin

  • Những bệnh nhân trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân đang dùng insulin trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân đang dùng thuốc đường uống, trải qua phẫu thuật lớn.
nguyên nhân hạ đường huyết
Bệnh nhân sử dụng insulin nên tiến hành tiêm đường tĩnh mạch thay vì tiêm dưới da

Đối với bệnh nhân đái tháo đường không cần sử dụng insulin

  • Kiểm soát bằng chế độ ăn trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân phụ thuộc insulin kiểm soát tốt bằng những thuốc đường uống trải qua tiểu phẫu thuật cần gây mê hoặc gây tê tủy sống.
  • Tiểu phẫu thuật: Các thủ thuật như phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo và phẫu thuật nội soi ổ bụng.
  • Đại phẫu thuật: mở lồng ngực, mở bụng, mở xương ức, phẫu thuật mạch máu.

4. Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Thường thì lượng đường trong máu sau khi phẫu thuật rất khó kiểm soát vì:

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Nôn mửa
  • Bị stress sau phẫu thuật
  • Ít hoạt động hơn bình thường

Thông thường, bệnh nhân đái tháo đường sẽ mất thời gian dài hơn để hồi phục so với những người không bị bệnh tiểu đường. Do đó, nếu phải trải qua phẫu thuật lớn cần nhập viện. Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân không bị tiểu đường. Người bệnh cần được theo dõi những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, hoặc vết mổ có sưng đỏ, nóng hoặc rỉ mủ ra.
  • Loét: do nằm lâu ngày. Để phòng tránh cần thường xuyên xoay trở trên giường, nếu có thể hãy đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng. Một số trường hợp bệnh nhân bị mất cảm giác ở ngón chân hoặc ngón tay do bệnh tiểu đường, và sẽ không cảm thấy cảm giác đau đớn do vết loét gây ra.
Hôn mê
Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân không bị tiểu đường

Tóm lại, đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Nếu bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật, thì việc kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là một vấn đề quan trọng, nhằm phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra, đặc biệt là hạ đường huyết khi mổ và tăng nguy cơ biến chứng tim sau phẫu thuật. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu của những biến chứng thường gặp như loét, nhiễm trùng,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan