Các chẩn đoán hình ảnh đánh giá bệnh Crohn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Nguyễn Quỳnh Giang - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ Giang đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ.

Bệnh Crohn gây viêm và kích thích ở đường tiêu hóa, phổ biến nhất là ở phần cuối của ruột non. Triệu chứng của bệnh Crohn rất giống với viêm loét đại tràng với biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, sốt... Vì vậy, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh siêu âm ổ bụng, nội soi đại tràng, CT, MRI, chụp cắt lớp MR sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và có tiên lượng điều trị thích hợp, hiệu quả.

1. Bệnh Crohn là căn bệnh như thế nào?

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột (IBD) gây viêm và kích thích ở đường tiêu hóa (GI). Nó xảy ra phổ biến nhất ở phần cuối của ruột non, còn được gọi là hồi tràng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Crohn là đau bụng, thường ở vùng bụng dưới bên phải và tiêu chảy. Các triệu chứng khác bao gồm:

Các triệu chứng của bệnh Crohn là do sự kích hoạt không phù hợp của hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ ràng, nhưng có bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng gây nên tình trạng của bệnh.

Các triệu chứng của bệnh Crohn rất giống với các bệnh viêm loét đại tràng, tuy nhiên bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, trong khi viêm loét đại tràng được giới hạn ở ruột già (đại tràng). Bệnh Crohn có thể dẫn đến loét sâu trong đường ruột và xuất hiện "đá cuội". Viêm có thể dẫn đến sự tích tụ mô sẹo theo thời gian, đồng thời làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua ruột và gây ra tình trạng táo bón nghiêm trọng.

Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Khoảng 20% những người được chẩn đoán có triệu chứng trước 20 tuổi.

Sốt là triệu chứng của phản ứng chuyển đổi huyết thanh
Sốt là một trong các triệu chứng của bệnh Crohn

2. Chẩn đoán bệnh Crohn

Không có xét nghiệm chẩn đoán duy nhất cho bệnh Crohn. Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Do đó, có thể mất nhiều thời gian để có được chẩn đoán chính xác bệnh Crohn.

Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu cuộc kiểm tra bằng cách hỏi tiền sử bệnh. Họ cũng có thể tiến hành kiểm tra thể chất, hoặc yêu cầu xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. Điều này có thể giúp họ loại trừ các nguyên nhân có thể khác và không phải là các triệu chứng của bệnh Crohn.

Để chẩn đoán chính xác bệnh Crohn, bác sĩ sẽ cần phải xem những gì xảy ra bên trong đường tiêu hóa. Khi đó, họ có thể sử dụng các xét nghiệm tạo ra hình ảnh về đường tiêu hóa từ bên ngoài, chẳng hạn như tia X. Họ cũng có thể sử dụng máy nội soi để nhìn vào bên trong đường tiêu hóa bằng quá trình nội soi hoặc nội soi đại tràng sigma. Hơn nữa, khi thực hiện các xét nghiệm này, họ có thể thu thập các mẫu mô để thực hiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

2.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc kháng thể trong máu. Nếu bạn có mức độ tăng bạch cầu hoặc tiểu cầu trong máu, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm có thể do bệnh Crohn, hoặc các tình trạng viêm khác. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh Crohn.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các chấn thương bụng kín
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc kháng thể trong máu

2.2. Kiểm tra phân

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân. Máu trong phân là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm phân để kiểm tra các sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa. Điều này có thể giúp họ loại trừ các nguyên nhân khác gây nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh.

Ví dụ, nuôi cấy phân có thể giúp nhận thấy được tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Xét nghiệm phân ova và ký sinh trùng có thể giúp tìm hiểu về nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể.

2.3. Soi đại tràng sigma linh hoạt

Xét nghiệm được thực hiện bằng cách chèn một ống soi đại tràng sigma (một ống linh hoạt có một camera nhỏ ở đầu) vào trực tràng để xem đại tràng dưới và trực tràng.

2.4. Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng cho phép bác sĩ xem toàn bộ đại tràng và phần cuối của hồi tràng bằng một ống mỏng, linh hoạt, được chiếu sáng với một camera gắn kèm. Trong quá trình tiến hành nội soi đại tràng, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm, điều đó giúp chẩn đoán được chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm nếu có các cụm tế bào viêm được gọi là u hạt, sẽ giúp xác nhận chẩn đoán của Crohn.

2.5. Chụp CT toàn thân

Xét nghiệm được thực hiện với một loại hình ảnh X quang đặc biệt tạo ra hình ảnh chi tiết về xương chậu, bụng hoặc ngực. Thêm vào đó, bạn có thể được tiêm chất cản quang để đường tiêu hóa và cơ quan bụng hiển thị rõ hơn trong ảnh. CT enterography là một loại chụp CT đặc biệt có khả năng mang lại hình ảnh tốt hơn ở ruột non. Xét nghiệm này đã thay thế chụp x quang với baryt ở nhiều trung tâm y tế.

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh Crohn được chính xác hơn

2.6.Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô. MRI đặc biệt hữu ích để đánh giá lỗ rò quanh vùng hậu môn (MRI vùng chậu) hoặc ruột non (chụp cắt lớp MR).

Chụp cắt lớp MR là một loại MRI đặc biệt được thực hiện với chất liệu tương phản để tạo ra hình ảnh chi tiết của ruột non.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực hiện xét nghiệm này thường yêu cầu sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê để hoàn thành kiểm tra MRI mà không di chuyển. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, sự phát triển trí tuệ và hình thức xét nghiệm. Thuốc an thần có thể được cung cấp tại nhiều cơ sở y tế. Nhưng để an toàn trong quá trình gây mê, các cơ sở y tế cần có một chuyên gia về an thần hoặc gây mê cho trẻ.

Hay ở một số cơ sở có thể có nhân viên làm việc với trẻ em để giúp tránh sự cần thiết phải gây tê hoặc gây mê. Họ chuẩn bị cho trẻ em bằng cách cho chúng xem một máy quét MRI giả và chơi những tiếng động mà chúng có thể nghe thấy trong khi tiến hành xét nghiệm. Hơn nữa, họ cũng trả lời bất kỳ câu hỏi và giải thích các thủ tục cần thiết cho trẻ để giảm bớt sự lo lắng. Một số cơ sở cũng cung cấp kính bảo hộ hoặc tai nghe để trẻ có thể xem phim trong khi quá trình chụp cộng hưởng từ đang được thực hiện. Điều này giúp trẻ đứng yên và cho hình ảnh chất lượng tốt hơn.

2.7. Chụp X quang đường tiêu hóa trên (GI)

Xét nghiệm này được kiểm tra bằng tia X của thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non hay còn được gọi là tá tràng. Hình ảnh được tạo ra bằng một loại X-quang đặc biệt gọi là phép nghiệm huỳnh quang và chất tương phản được sử dụng bằng đường uống như barium.

Theo dõi ruột non, trong đó có chất tương phản đường uống như barium vào phần dưới của ruột non (ruột chay và hồi tràng) được xem bằng X quang bụng (tia X) và soi huỳnh quang.

Chụp X quang đường tiêu hóa dưới, còn được gọi là thuốc xổ GI hoặc barium thấp, là xét nghiệm X-quang của ruột già, còn được gọi là đại tràng. Xét nghiệm này đánh giá đại tràng phải hoặc tăng dần, đại tràng ngang, đại tràng trái hoặc giảm dần, đại tràng sigma và trực tràng. Đôi khi ruột thừa và phần cuối của ruột non đôi khi cũng có thể được nhìn thấy.

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể được yêu cầu chụp X quang GI trên và dưới. Thông thường, không có sự chuẩn bị đặc biệt, nhưng bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết nếu cần. Việc sử dụng bari và phương tiện chụp ảnh X-quang tương tự như mô tả cho người lớn.

Bệnh nhân có thể được uống thuốc an thần sau khi chụp MRI
Thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp kiểm soát viêm, ức chế hệ thống miễn dịch

3. Điều trị bệnh Crohn

Mặc dù không có cách chữa trị cho bệnh Crohn nhưng các phương pháp điều trị hiện nay, có thể cải thiện các triệu chứng, kiểm soát viêm và điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng. Trong số đó có cách các lựa chọn điều trị phổ biến là:

  • Thuốc: Thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp kiểm soát viêm, ức chế hệ thống miễn dịch và điều trị sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.
  • Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng: Phương pháp phẫu thuật này bao gồm cắt bỏ trực tràng và một phần của đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng. Sau khi cắt bỏ đại tràng, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột, và sử dụng một thủ thuật để ruột non được nối với một lỗ mở ở bụng dưới. Một túi sau đó được gắn vào lỗ mở và đeo bên ngoài cơ thể để thu thập phân. Đôi khi, ruột nhỏ có thể được gắn vào hậu môn để không cần túi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ ruột: Phần ruột bị bệnh được cắt bỏ và phần cuối của các phần khỏe mạnh được kết nối.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Các công thức chất lỏng có hàm lượng calo cao hoặc dinh dưỡng tiêm tĩnh mạch đôi khi được cung cấp cho bệnh nhân mắc bệnh Crohn để cung cấp cho ruột bị viêm từ thức ăn rắn.

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính có bản chất là bệnh tự miễn. Các tổn thương viêm tại niêm mạc ruột đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng bệnh Crohn nguy hiểm. Vì thế việc phát hiện sớm bệnh Crohn để có hướng điều trị kịp thời là rất quan trọng.

>>Xem thêm: Điều trị cho nhóm bệnh nhân Crohn nguy cơ cao- Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: radiologyinfo.org, mayoclinic.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan