Khi bị đau sỏi thận nên làm gì?

Đau sỏi thận được mô tả là cơn đau đột ngột không báo trước, đau dữ dội lan tỏa từ trong ra ngoài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy khi bị đau sỏi thận nên làm gì? Có cách nào để người bệnh có thể giảm đau sỏi thận an toàn và hiệu quả tại nhà?

1. Tổng quan về đau sỏi thận

Cơn đau sỏi thận (hay còn gọi là “cơn đau quặn thận”) xảy ra khi sỏi cọ xát vào đường tiết niệu, niêm mạc thận hay bị kẹt ở niệu quản khiến đường tiểu bị tắc nghẽn khiến nước tiểu khó lưu thông. Nước tiểu đọng lại càng nhiều khiến áp lực trong thận gia tăng gây ra các cơn đau thận.

Bạn có thể biết mình đang gặp phải một cơn đau sỏi thận khi thấy có các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói khi bị đau quặn thận;
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi và chứa các hạt nhỏ li ti;
  • Nước tiểu có lẫn máu (ít hoặc nhiều), có màu hồng nhạt, đỏ hoặc đỏ nâu;
  • Khó tiểu, bí tiểu hoặc đi tiểu nhiều bất thường.

Ngoài ra cũng cần cẩn thận với những trường hợp bị đau sỏi thận kèm với các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Sốt trên 38 độ C (có thể do nhiễm trùng cấp tính);
  • Bệnh nhân không thể đi tiểu: Do đường tiểu bị tắc nghẽn hoàn toàn trong thời gian dài, cần xử lý sớm để thông lại đường tiểu;
  • Nôn mất kiểm soát.

Người bệnh nên lưu ý ghi nhớ các đặc điểm của cơn đau quặn thận để cung cấp chi tiết đến bác sĩ và xác định nhanh chóng tình trạng bệnh và xử lý hiệu quả.

2. Cách giảm đau sỏi thận hiệu quả tại nhà

Để có thể giảm các cơn đau dữ dội do sỏi thận gây nên, người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:

2.1. Uống nhiều nước

Khi bị đau sỏi thận nên làm gì? Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế cách này vừa giúp phòng ngừa và làm dịu bớt các cơn đau sỏi thận. Người bệnh chỉ cần uống 8-12 ly nước mỗi ngày (tương ứng với khoảng 2,5 lít nước) và đừng quên quan sát màu sắc nước tiểu để đảm bảo đã uống đủ lượng nước cần thiết.

Nếu cơn đau quặn thận xảy tới, bạn có thể uống ngay 1 cốc nước ấm lúc đó. Cách này giúp giảm đau sỏi thận đơn giản và nhanh chóng, ai cũng áp dụng được.

2.2. Uống nước ép cần tây

Trong cần tây có nhiều hoạt chất giúp giảm co thắt cơ trơn các mô xung quanh thận, nhờ đó giúp giảm đau. Nếu bạn đang phải chịu những cơn đau do sỏi thận gây ra, hãy thử uống nước ép cần tây rồi nằm nghỉ một lúc.

2.3. Tăng cường thức uống có chứa axit

Một số đồ uống giàu axit như chanh, cam quýt, nước ép húng quế, lựu, cần tây đều chứa chất chống oxy hóa dồi dào giúp cải thiện chức năng thận cũng như loại bỏ độc tố ra khỏi bộ phận này.

Đặc biệt trong nước chanh có chứa citrate là 1 thành phần giúp hòa tan muối canxi oxalat trong nước tiểu giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành. Theo lời khuyên từ các bác sĩ, người bệnh nên uống khoảng 2 ly nước chanh mỗi ngày để ngăn sỏi tăng kích thước cũng như hình thành sỏi mới.

2.4. Chườm nóng vùng bụng, tắm nước ấm

Đây là giải pháp tạm thời giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau sỏi thận. Bạn có thể đắp khăn ấm hay chườm nóng vị trí đau khoảng 2 phút rồi nằm nghỉ. Nhiệt độ tăng sẽ giúp máu lưu thông, giúp cơ bắp thư giãn, giảm kích thích thần kinh và giảm đau.

*Lưu ý: Tránh để nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể lót tấm nệm ấm rồi tắm nước ấm mỗi ngày, biện pháp này cũng giúp giảm khó chịu tạm thời.

2.5. Điều trị đau sỏi thận bằng thuốc

Điều trị cơn đau sỏi thận chủ yếu là hướng đến giảm đau và xử lý vị trí tắc nghẽn trong đường tiết niệu (có thể do sỏi thận, huyết khối hoặc mủ do nhiễm trùng). Với mục đích này, bác sĩ sẽ đề xuất một số loại thuốc như sau:

Nếu vẫn không thể giải quyết sỏi tắc nghẽn bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.

2.5. Nghỉ ngơi nhiều và massage vùng bụng

Hoạt động quá sức có thể gây áp lực lên thận làm cho các vấn đề ở đây càng tệ hơn. Chính vì thế mà người mắc sỏi thận nên chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh lao động quá sức. Đồng thời hạn chế nằm nghiêng bởi nó làm cho các cơn đau thêm nặng.

Khi có thời gian hãy massage cơ thể nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu và giãn cơ, giúp giảm đau lâu dài và an toàn.

3. Lưu ý đến chế độ ăn để ngăn ngừa sỏi thận phát triển

Chế độ ăn uống giữ một vai trò không nhỏ đối với việc ngăn sỏi thận phát triển. Do vậy khi bị sỏi thận, dưới đây là những điều bạn nên lưu ý:

  • Giảm thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, cá vì chúng làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi uric;
  • Ăn nhạt, tiêu thụ dưới 2.3mg muối/ngày. Nếu trước đây người bệnh từng bị sỏi canxi thì con số này là dưới 1.5mg. Hạn chế thức ăn chế biến sẵn vì trong các thực phẩm này có chứa hàm lượng natri cao;
  • Hạn chế một số loại rau củ có hàm lượng oxalat cao như: đậu hải quân, củ cải đường, hạnh nhân, rau bina,...
  • Không dùng thức uống có ga.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vì canxi không phải là thủ phạm gây sỏi mà do oxalat; hấp thu không đủ canxi sẽ khiến lượng oxalat trong nước tiểu tăng cao. Vì vậy, bên cạnh việc giảm thực phẩm có chứa nhiều oxalat ở trên, người bệnh nên bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bài viết đã cung cấp thông tin khi bị đau sỏi thận nên làm gì cho người bệnh. Tuy nhiên các cách giảm đau sỏi thận này chỉ mang tính chất tham khảo và tạm thời, không thể chữa bệnh hoàn toàn. Do vậy nếu phát hiện bản thân bị sỏi thận, cách tốt nhất vẫn là nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan