Công dụng thuốc Opispas

Thuốc Opispas là thuốc tiêm được dùng trong các trường hợp co thắt cơ trơn như cơn đau quặn thận hay quặn mật. Thuốc Opispas được bào chế dưới dạng tiêm và thường được dùng trong trường hợp đau cấp. Cùng tìm hiểu thông tin về thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Opispas là thuốc gì?

Thuốc Opispas có thành phần chính là Papaverine 40mg/ 2ml (dưới dạng muối Hydroclorid) được bào chế dạng tiêm.

Papaverin là một alcaloid chiết xuất từ nhựa của cây thuốc phiện hoặc có thể được tổng hợp, thuộc nhóm benzylisoquinolin. Tác dụng điều trị chủ yếu của Papaverin được ứng dụng đó là chống co thắt cơ trơn. Tác dụng chống co thắt của papaverin chủ yếu là ở các mạch máu gồm cơ động mạch vành, động mạch não, phổi và mạch máu ngoại vi. Papaverin cũng có tác dụng gây giãn cơ trơn phế quản, đường tiêu hóa, cơ trơn niệu quản và cơ trơn đường mật.

Tác dụng chống co thắt của papaverin trực tiếp và thuốc ít khi gây ra tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, mặc dù liều cao có thể gây ức chế ở một số người bệnh. Trước đây, papaverin cũng đã được dùng để chống thiếu máu não, thiếu máu ngoại vi do tình trạng co thắt động mạch, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản hen, cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, do các tác dụng và hiệu quả không rõ rệt nên ngày nay các chỉ định này bị loại bỏ và thay thế bằng các loại thuốc có hiệu quả hơn.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Opispas

Chỉ định: Thuốc Opispas được chỉ định trong các trường hợp sau:hỉ định: Thuốc Opispas được chỉ định trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định của Opispas: Thuốc Opispas chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Những người bệnh quá mẫn với hoạt chất papaverin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Khi có tình trạng block nhĩ - thất hoàn toàn.
  • Thận trọng khi dùng cho người có suy giảm dẫn truyền, vì dùng thuốc cho đối tượng này có thể gây ngoại tâm thu thất nhất thời hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát.
  • Bệnh Parkinson.

3. Liều lượng và cách dùng của Opispas

3.1. Cách dùng

Thuốc Opispas được bào chế dưới dạng tiêm. Có thể dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.

Tiêm tĩnh mạch khi cần để có tác dụng ngay, nhưng cần phải tiến hành tiêm chậm trong thời gian 1 - 2 phút để tránh những ADR nghiêm trọng.

3.2. Liều dùng

  • Người lớn: Liều thuốc tiêm papaverin hydroclorid thường dùng được áp dụng cho người lớn là 30mg; tuy nhiên có thể dùng với liều 30 - 120 mg, tiêm nhắc lại cứ 3 - 4 giờ một lần, nếu cần.
  • Trẻ em: Trẻ em có thể dùng với liều 4 - 6 mg/ kg/ 24 giờ, chia thành 4 liều nhỏ, dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
  • Người cao tuổi: Thường dùng với liều 30 - 65 mg (hiếm khi người cao tuổi phải dùng tới liều 120mg), có thể tiêm nhắc lại cứ 3 giờ một lần.

3.3. Quá liều

Được sử dụng dưới chỉ định quả bác sĩ nên hạn chế tình trạng quá liều. Tuy nhiên nếu xảy ra những biểu hiện của quá liều thường là vận mạch không ổn định, buồn nôn, nôn, yếu cơ, ức chế thần kinh trung ương, rung giật nhãn cầu, nhìn đôi, toát mồ hôi, đỏ bừng, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Trường hợp khi quá liều nặng, papaverin gây ra ức chế mạnh hô hấp tế bào và thể hiện như là thuốc chẹn kênh calci yếu. Cần được xử trí cấp bằng việc bảo vệ đường hô hấp và điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.

4. Tác dụng phụ của thuốc Opispas

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi tiêm thuốc Opispas bao gồm:ột số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi tiêm thuốc Opispas bao gồm:

  • Thường gặp: Khó chịu cơ thể, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở bụng, chán ăn, táo bón hay bị tiêu chảy, phát ban trên da, nhức đầu, đỏ bừng, vã mồ hôi, an thần, viêm gan, hạ huyết áp hoặc có thể tăng huyết áp, huyết khối tại vị trí tiêm tĩnh mạch.
  • Ít gặp: Đỏ bừng mặt, nhịp tim tăng nhanh, tăng huyết áp nhẹ, loạn nhịp tim thường thấy khi tiêm tĩnh mạch nhanh; chóng mặt, ngủ gà, ngủ lịm, nhức đầu; viêm gan mạn tính; Ngừng thở (nếu như tiêm tĩnh mạch nhanh).
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

Nếu trong khi dùng thuốc Opispas thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ hay điều dưỡng để được xử trí.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Opispas

Phải dùng thuốc papaverin hydroclorid một cách hết sức thận trọng cho những người bệnh bị tăng nhãn áp, mắc bệnh glocom. Thuốc tiêm papaverin hydroclorid chỉ được dùng dưới sự giám sát của bác sỹ có kinh nghiệm điều trị. Phải tiêm tĩnh mạch chậm và thận trọng vì nếu người bệnh bị tiêm nhanh, có thể gây ra tình trạng loạn nhịp và ngừng thở dẫn đến tử vong.

Ngừng dùng thuốc papaverin khi những triệu chứng ở gan trở nên rõ ràng như triệu chứng về đường tiêu hóa, vàng da, hoặc thấy có tình trạng tăng bạch cầu ưa eosin, hoặc khi thấy những kết quả xét nghiệm chức năng gan biến đổi.

Không được dùng thuốc cho trẻ sơ sinh do tăng nguy cơ giãn mạch não của thuốc và có thể dẫn đến chảy máu trong sọ.

Không nên dùng thuốc papaverin trong thời gian dài vì điều này có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.

Lưu ý dùng Opispas với phụ nữ có thai: Không biết liệu papaverin có thể gây độc hại với thai nhi khi dùng cho người mang thai, hoặc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Không dùng papaverin cho người mang thai trừ khi việc dùng thuốc này thật cần thiết.

Lưu ý dùng Opispas với phụ nữ cho con bú: Người ta không biết papaverin có bài tiết trong sữa người hay không. Vì có nhiều loại thuốc được bài tiết trong sữa người, nên cần thận trọng và cần cân nhắc lợi ích với mẹ, nguy cơ cho trẻ bú mẹ khi dùng papaverin cho người cho con bú.

Tương tác thuốc:

  • Các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc papaverin. Morphin khi dùng cùng có tác dụng hiệp đồng với papaverin.
  • Khi dùng đồng thời, papaverin có thể gây ra cản trở các tác dụng điều trị của levodopa ở người mắc bệnh Parkinson; do thuốc papaverin có thể phong bế các thụ thể dopamin. Tránh dùng papaverin ở người bệnh Parkinson, đặc biệt khi người bệnh này đang được điều trị với levodopa.
  • Không được trộn lẫn thuốc tiêm papaverin hydroclorid với dung dịch tiêm Ringer lactat vì điều này có thể gây tủa.

Thuốc Opispas là thuốc tiêm và được sử dụng trong cơ sở y tế để điều trị các trường hợp đau do co thắt cơ trơn cấp tính. Do nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết dưới sự giám sát của các bác sĩ có kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

146 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan