Ngưng thở khi ngủ và nguy cơ tăng huyết áp

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng có thể kéo dài từ lúc còn nhỏ tới tuổi vị thành niên và làm gia tăng khả năng tăng huyết áp gấp ba lần so với trẻ không có vấn đề về hô hấp trước đó. Vậy bệnh ngưng thở khi ngủ có mối liên hệ gì với nguy cơ tăng huyết áp?

1. Ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là những đợt ngưng thở từ 10-30 giây trong khi ngủ, có thể kéo dài tới hơn 1 phút khiến nhịp tim chậm và hạ huyết áp. Cơ thể lúc này sẽ phản ứng với tình trạng giảm đột ngột độ bão hòa oxy bằng những cơn thức giấc ngắn để bệnh nhân có thể thở trở lại giúp nhịp tim nhanh, gia tăng huyết áp. Bệnh nhân có bệnh ngưng thở khi ngủ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

Các nguyên nhân hay gặp của hội chứng này thường là do cơ địa, tiền sử hút thuốc lá, các thuốc an thần hoặc rượu bia. Ngoài ra còn có thể do đường thở bị hẹp khi amidan lớn, lưỡi gà dài, vẹo vách ngăn mũi, béo phì hay bất thường cấu trúc sọ mặt

2. Ngưng thở khi ngủ gây tăng huyết áp đúng hay sai?

Nhìn chung có thể hiểu rằng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn trong giấc ngủ dẫn tới việc thiếu oxy máu đột ngột, dẫn đến các kích thích truyền tới não bộ nhằm giúp hệ thống mạch co bóp nhiều hơn giúp tăng oxy về tim và não. Tuy nhiên điều này cũng làm cho huyết áp người bệnh tăng lên đáng kể để bù trừ, về lâu dài huyết áp có thể ở mức cao dù cho người bệnh đã thức giấc. Lúc này tăng huyết áp sẽ là biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra ngưng thở khi ngủ còn có thể gây nên các biến chứng sau:

H-FABP trong nhồi máu cơ tim
Ngưng thở khi ngủ có thể gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

3. Điều trị ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Đối với bệnh nhân nhẹ, mới biểu hiện thì thay đổi lối sống có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện thói quen sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thể lực, tránh xa rượu bia và thuốc lá, suy nghĩ lạc quan, ngủ đủ giấc. Đây cũng chính là những phương pháp nhằm phòng chống và kiểm soát biến chứng tăng huyết áp.

Các trường hợp nặng hơn cần dùng đến phương pháp thở áp lực dương liên tục bằng máy thở (CPAP) trong lúc ngủ. Áp lực không khí từ máy sẽ giữ cho đường hô hấp không bị tắc nghẽn gây ra ngưng thở khi ngủ. Các phương pháp phẫu thuật giải quyết triệt để cũng được cân nhắc như phẫu thuật tạo hình lưỡi gà- khẩu cái- họng, laser để giảm các mô vùng hầu họng. Tuy nhiên tỷ lệ tắc nghẽn cũng chỉ giảm 50% và bệnh nhân tắc nghẽn nặng vẫn sẽ có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

674 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan