Chỉ số đường huyết ở người cao tuổi bao nhiêu ổn định

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất phổ biến hiện nay thường gặp ở người cao tuổi. Khi mắc bệnh đái tháo đường nên tuân thủ tốt kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập, dung thuốc để phòng những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là biến chứng mạn tính như mắt, tim, thận, não. Vậy người cao tuổi khi bị đái tháo đường có mức đường huyết bao nhiêu là ổn định ? Làm sao để có thông tin tốt với nhóm bệnh nhân này để điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời các câu hỏi trên.

1. Đái tháo đường là bệnh gì?

Đái tháo đường hay còn được gọi hơn là tiểu đường là một bệnh mãn tính biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể đang bị thiếu hụt do tuyến tụy không tiết đủ lượng Insulin hoặc tiết rất ít không đủ để cung cấp cho cơ thể hoạt động hoặc do cơ thể đề kháng với Insulin mặc dù cơ thể tiết đủ thậm chí thừa hậu quả cuối cùng dẫn đến tình trạng bị rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi bị mắc bệnh đái tháo đường cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động dẫn đến đường dần tích tụ trong máu. Cứ theo thời gian lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao và càng ngày càng tăng lên làm cho tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cơ quan đích trong cơ thể: Tim mạch, mắt, thận, thần kinh,...

Khi tăng cao hay giảm nhiều đường huyết trong cơ thể là một trong những bệnh lý cần theo dõi đặc biệt là với người cao tuổi. Đường huyết ở người bình thường từ 4,0 – 5,6 mmol/l, từ 5,7 đến 6,9 là tiền đái tháo đường, trên 7 mmol/l là bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên đối với người cao tuổi không áp dụng mức lượng này để đánh giá tình trạng của bệnh nhân một cách tuyệt đối mà chỉ trong giới hạn tương đối.

Do người cao tuổi hệ thống điều hòa đường huyết kém nhạy bén hơn so với người trẻ vì vậy rất dễ xuất hiện triệu chứng tăng hoặc hạ đường huyết. Ngoài ra người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, suy thận nên nó ảnh hưởng đến đường máu. Mặc khác người già hay có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động và thường bị béo phì hoặc thừa cân cũng sẽ gây ra tình trạng bị tăng hoặc hạ đường huyết thất thường.

Xét nghiệm tiểu đường
Người cao tuổi có hệ thống điều hòa đường huyết kém nhạy bén hơn so với người trẻ, bởi vậy, rất dễ xuất hiện triệu chứng tăng hoặc hạ đường huyết

2. Người cao tuổi nên duy trì mức đường huyết bao nhiêu là ổn định và phù hợp?

Mỗi người cao tuổi sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên không có mức lượng đường huyết gọi là ổn định chung. Bác sĩ khám và điều trị cho bệnh nhân sẽ là người xác định được ngưỡng này và quyết định chế độ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cá thể thích hợp. Lượng đường huyết trong máu người cao tuổi khỏe mạnh thông thường lúc đói (trước khi ăn) dưới 7 mmol/l và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 – 11 mmol/l.

Vậy thì bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi có chữa khỏi được không? Cách phòng tránh, điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là gì?

Đái tháo đường là bệnh không thể chữa khỏi trừ khi nó thứ phát. Việc điều trị đái tháo đường cần nhiều thời gian và kết hợp tuân thủ chặt chẽ: Kiểm soát tốt chế độ ăn, luyện tập và thuốc điều trị.

Đối với người cao tuổi có thể giữ mức đường huyết ổn định nhờ phương pháp điều trị bằng chế độ ăn, sinh hoạt và vận động phù hợp theo chỉ định của bác sỹ hướng dẫn.

Chế độ ăn uống phù hợp lành mạnh:

  • Không được nhịn đói đặc biệt bữa sáng hoặc để cơ thể đói quá lâu.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong 1 ngày ( 3 bữa chính, 2 bữa phụ).
  • Với những người già có nguy cơ dễ bị hạ đường huyết nên mang theo như kẹo ngọt trong người để có thể sử dụng ngay khi có dấu hiệu.
  • Không uống bia rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.

Chế độ sinh hoạt luyện tập:

  • Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, duy trì chế độ tập luyện thể lực điều độ, có thể tập yoga, đi bộ,... Đảm bảo ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần.
  • Cần theo dõi định kỳ, đi khám đường huyết ít nhất 3 tháng 1 lần để bác sỹ có thể kiểm tra cũng như quyết định chế độ điều trị tiếp theo.
Đi bộ
Người bệnh cao tuổi nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan