Nguyên tắc sơ cấp cứu và kế hoạch thực hiện

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Theo Hội chữ thập đỏ Quốc tế, sơ cấp cứu được định nghĩa là “Cung cấp sự trợ giúp ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những chấn thương hoặc bệnh lý mà còn là những sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với bệnh nhân hoặc những người chứng kiến sự kiện chấn thương”.

1.Tổng quan về sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu được xem như là một phần trong chăm sóc cấp cứu, làm tăng khả năng sống sót và giảm các ảnh hưởng do bệnh tật, chấn thương, thiên tai, tai nạn ... Những người sơ cấp cứu ban đầu là những người tiếp xúc với nạn nhân ngay từ đầu. Nếu họ được đào tạo cơ bản về sơ cứu, có hiểu biết và kỹ năng thì sẽ là một bước quan trọng để trợ giúp hiệu quả cho nạn nhân.

Điều này đặc biệt cần thiết ở bất cứ đâu; vì có những tình huống cần tiến hành sơ cấp cứu ngay từ những giây phút ban đầu; nạn nhân chưa thể đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Nguyên tắc sơ cấp cứu

04 nguyên tắc chính cần tuân thủ:

  • Giữ bình tĩnh và không mạo hiểm với sự an toàn của chính bạn, của nạn nhân; hoặc của những người xung quanh. (Ngăn ngừa việc có thêm nạn nhân).
  • Kiểm soát tình huống để chắc chắn hiện trường là an toàn.
  • Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu (bảo toàn tính mạng và thúc đẩy sự hồi phục).
  • Làm theo từng bước, để tránh thiếu sót, tránh bị choáng ngợp do lo lắng, tránh bỏ sót các thông tin quan trọng.

3. Kế hoạch sơ cấp cứu

4 bước chính trong kế hoạch sơ cấp cứu:

1

Đó là những bước quan trọng cần phải tuân thủ để có thể chăm sóc tốt cho bản thân, nạn nhân và những người xung quanh. Nó cũng giúp chúng ta không bỏ quên những thông tin quan trọng hoặc các bước trong việc sơ cấp cứu.

Bước 1: Nhận định

Đầu tiên là nhận định. Bạn cần phải nhận định về tình huống để chắc chắn môi trường đã an toàn cho bạn và nạn nhân. Bạn cũng cần nhận định về tình trạng của nạn nhân để xác định được loại sơ cấp cứu cần thiết nhất cho họ.

Nhận định về tình huống:

Cần đảm bảo rằng tình huống, hiện trường đã an toàn với bạn và nạn nhân:

  • Có còn dấu hiệu nguy hiểm nào từ vụ tai nạn? Có nguy hiểm mới phát sinh?
  • Nếu có nhiều nạn nhân; hãy xác định nạn nhân nào bạn cần hỗ trợ trước tiên

Nhận định nạn nhân:

2.png

  • Nạn nhân còn thở không? Nếu không tiến hành khai thông đường thở.
  • Nạn nhân còn tỉnh không? Nếu không, lập tức hỗ trợ sự sống (có bài hướng dẫn riêng)
  • Nạn nhân bị chấn thương bộ phận nào? Có chấn thương cột sống không? Nếu có thể, nên hạn chế việc di chuyển bệnh nhân.
  • Nạn nhân có bị sốc tâm lý sau chấn thương không? Bạn cần hỗ trợ tâm lý.

3.JPG

Nếu có nhiều nạn nhân, phải đảm bảo rằng bạn đã đánh giá nhanh về tình trạng của họ và xác định xem ai là người cần được hỗ trợ trước dựa trên tình trạng bệnh.

Nếu bạn tập trung vào một nạn nhân không có dấu hiệu đe dọa tính mạng, thì sẽ không nhận định được những nạn nhân khác; bạn có thể sẽ bỏ quên chấn thương nặng khác mà cần phải xử trí ngay. Cần chắc chắn rằng việc khai thông đường thở phải được làm đầu tiên.

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước tiếp theo là lập kế hoạch. Bạn cần phải có kế hoạch hành động. Nếu cần, hãy lập kế hoạch để gọi hỗ trợ từ bên ngoài.

4.JPG

  • Gọi trợ giúp y tế (cấp cứu 115, bệnh viện, trung tâm y tế) hoặc gọi trợ giúp từ những người xung quanh.
  • Lập kế hoạch, những gì bạn định làm dựa trên những nhận định ban đầu về tình trạng của nạn nhân (xem lại Bước 1: Nhận định).
  • Tiến hành sơ cấp cứu cho đến khi có người tới giúp hoặc đã vận chuyển người bệnh đến bệnh viện.

Nếu có nhiều nạn nhân:

Đầu tiên: Gọi người hỗ trợ

Sau đó: Sơ cấp cứu theo trình tự:

  • Kiểm tra xem đường thở có thông thoáng hay không, có còn thở không?
  • Kiểm soát chảy máu. Lưu ý một số nạn nhân bị chảy máu nhiều; có thể tử vong trong vài phút
  • Bệnh nhân không thở (hồi sinh tim phổi cơ bản - CPR)
  • Chấn thương ở vùng đầu
  • Kiểm soát vết thương chảy máu nhỏ
  • Nẹp xương gãy và làm sạch các vết thương nhỏ

Hãy chắc chắn bạn đã quan tâm đến sư an toàn của bạn trong kế hoạch này

Bước 3: Thực hiện

Bước thứ ba là thực hiện, hoặc thực hiện kế hoạch của bạn đã lập ra.

  • Sơ cấp cứu ngay lập tức nếu cần thiết (hỗ trợ sự sống bằng cách ép tim-thổi ngạt hoặc chỉ thổi ngạt. Có bài hướng dẫn riêng về ép tim- thổi ngạt)
  • Sơ cấp cứu dựa trên mức độ ưu tiên của chấn thương đã đã được đánh giá

Hỗ trợ nạn nhân, người nhà và người xung quanh, nếu cần.

Điều này bao gồm việc thông báo cho bệnh nhân và gia đình về những gì bạn đang làm và kế hoạch của bạn là gì, để họ cảm thấy bạn đang có kế hoạch trong việc trợ giúp họ.

Chuẩn bị cho việc vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, nếu cần.

ép tim
Có thể sử dụng phương pháp hỗ trợ sự sống bằng cách ép tim-thổi ngạt

Bước thứ 4: Đánh giá

Bước thứ tư là đánh giá lại các hành động sơ cấp cứu của bạn:

  • Nếu bạn cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng họ đang trên đường đến.
  • Đảm bảo hiện trường là an toàn. Nếu hiện trường trở thành không an toàn, hãy di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn.
  • Tiếp tục nhận định tình trạng của nạn nhân: kiểm tra lại các đánh giá ban đầu (bước 1), để xem tình trạng chấn thương có sự thay đổi và có vấn đề mới xuất hiện hay không.
  • Kiểm tra lại chảy máu, băng ép, nẹp cố định,...
  • Thông báo cho gia đình về bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch sơ cấp cứu ban đầu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan