Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không?

Người bị hô hàm, hô răng thường có 2 lựa chọn điều trị chính là niềng răng và phẫu thuật hàm hô. Vậy phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không, có để lại di chứng không?

1. Hàm hô gây ra những hệ lụy gì?

Một số nguyên nhân phổ biến khiến hàm bị hô gồm:

  • Sự phát triển quá mức của xương hàm trên hoặc cả hai hàm;
  • Răng mọc chìa ra ngoài, khiến răng trên và răng dưới mất cân đối.

Hàm hô có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Người bị hô thường tự ti về tình trạng gương mặt mất cân đối, e ngại khi giao tiếp. Điều này gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm mất đi nhiều cơ hội nghề nghiệp,...;
  • Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Tình trạng răng hô, hàm hô khiến khả năng ăn nhai của bệnh nhân bị kém đi, gây nhiều bất tiện;
  • Khó vệ sinh răng miệng: Người có răng hô khó vệ sinh răng miệng hơn so với người có hàm răng cân đối. Do đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về răng miệng, thậm chí gặp phải biến chứng nghiêm trọng như mất răng hay tiêu xương hàm.

Để lấy lại sự tự tin trong cuộc sống và giúp khắc phục, phòng ngừa những biến chứng đối với sức khỏe răng miệng, bệnh nhân nên đi thăm khám nha khoa và lựa chọn phương án can thiệp kịp thời.

2. Phẫu thuật hàm hô là gì?

Đối với những trường hợp hô răng thì phương pháp niềng răng có thể khắc phục được tình trạng hô và vẫn bảo toàn được răng thật. Còn với trường hợp bị hô hàm thì buộc phải phẫu thuật bởi niềng răng chỉ giúp khắc phục từ 40 - 70% tình trạng hô hàm. Do đó, phẫu thuật mới là phương pháp giúp điều trị dứt điểm. Như vậy, với câu hỏi có nên phẫu thuật hàm hô không thì đáp án là có.

Phẫu thuật hàm hô là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm mặt của bệnh nhân, giúp khớp cắn chuẩn hơn và mang lại sự cân đối cho 2 hàm. Nếu bệnh nhân bị hô do cả răng và hàm thì bác sĩ sẽ phẫu thuật điều chỉnh xương hàm kết hợp niềng răng để giải quyết triệt để tình trạng hô.

Kỹ thuật phẫu thuật hàm hô được thực hiện theo quy trình khép kín bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, sử dụng máy móc hiện đại. Cụ thể:

  • Chụp X-quang để xác định rõ cấu trúc xương hàm mặt, độ dày của xương. Đồng thời, bác sĩ cũng đánh dấu vị trí mạch máu, các dây thần kinh để lên phác đồ điều trị phù hợp;
  • Bác sĩ cắt tiền đình hàm, nhổ 2 răng số 4 nhằm mục đích tạo khoảng trống trong hàm, đẩy lùi hàm về sau. Sau đó, bác sĩ dùng nẹp vít cố định lại;
  • Nếu bị hô hàm và hở lợi, bệnh nhân có thể được chỉ định cắt Lefort;
  • Sau điều trị, người bệnh có thể ăn nhai bình thường. Khuôn mặt bệnh nhân sẽ trở nên cân đối hơn, không còn mất tự tin như trước.

3. Lựa chọn phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không?

Khá nhiều người băn khoăn trước những câu hỏi như phẫu thuật hàm hô có để lại di chứng không, phẫu thuật hàm hô có ảnh hưởng gì không vì e ngại phương pháp này gây đau đớn và nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều người chần chừ không dám phẫu thuật, cả đời phải sống chung với hàm răng xấu.

Theo các bác sĩ, nếu lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ đáng tin cậy thì phẫu thuật hàm hô không hề nguy hiểm. Máy móc hiện đại cùng kinh nghiệm của bác sĩ sẽ giúp khách hàng khắc phục hàm hô móm nhanh chóng và hiệu quả, không để lại biến chứng.

Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, không gây đau đớn cho bệnh nhân. Những ca phẫu thuật hàm đều được diễn ra trong phòng mổ vô trùng, có trang bị máy móc hiện đại. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc, hồi sức tại phòng vô trùng để tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sau đó, người bệnh chỉ cần thực hiện đúng theo chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe được bác sĩ hướng dẫn, kết hợp tái khám định kỳ là được.

4. Một số lưu ý sau phẫu thuật hàm hô

Ngoài câu hỏi phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không, nhiều bệnh nhân còn quan tâm tới vấn đề cần lưu ý gì khi chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Theo đó, bệnh nhân nên:

  • Sau phẫu thuật người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng không nên vận động mạnh. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi - yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe;
  • Bệnh nhân có thể chườm đá lạnh để làm giảm triệu chứng sưng đau, mẩn đỏ;
  • Ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo loãng,... vì nhóm thực phẩm này không gây đau miệng khi ăn, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ được đảm bảo về sức khỏe thể chất;
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không uống rượu bia sau phẫu thuật;
  • Không sờ tay vào vết thương;
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng;
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,... theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ ngay;
  • Tái khám đúng lịch hẹn theo yêu cầu của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị và có phương án can thiệp kịp thời.

Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ sở y tế và tay nghề bác sĩ. Do đó, khi bị hô răng, hô hàm, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan