Tại sao sợ hãi có thể khiến bạn ngất xỉu?

Bạn có thể hét lên khi nhìn thấy thứ gì đó đáng sợ hoặc có lẽ bạn sẽ cười, nhưng bạn đã bao giờ ngất chưa? Tại sao lo sợ hồi hộp có thể dẫn đến ngất xỉu?

1. Tại sao sợ hãi lo lắng có thể khiến bạn ngất xỉu

Rất nhiều người xem vở kịch Broadway “1984” đã bất tỉnh khi xem một số cảnh tra tấn của vở kịch. Trên thực tế, Robert Icke - đồng đạo diễn của vở kịch thông báo với các phương tiện truyền thông rằng khán giả đã bị ngất kể từ khi vở kịch bắt đầu chiếu cách đây vài năm ở London. Mặc dù những người xem kịch đã được cảnh báo rằng vở kịch có “những hình ảnh miêu tả bạo lực và tra tấn”. Đạo diễn tin rằng việc ngất xỉu xảy ra là do trí tưởng tượng của khán giả.

Khi ai đó nhìn thấy thứ gì đó đáng sợ, kinh tởm, cơ thể sẽ kích hoạt trung tâm cảm xúc trong não, sau đó gửi tín hiệu đến thân não, nơi kết nối não và tủy sống. Khi chúng được kết nối với nhau, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu làm giãn mạch máu và khiến tim hoạt động chậm lại, dẫn đến tình trạng ngất xỉu xảy ra. Tiến sĩ Safwan Jaradeh, nhà thần kinh học thần kinh cơ và nhà sinh lý học thần kinh tại Đại học Stanford ở California cho biết: thông thường khi huyết áp giảm, nhịp tim sẽ tăng nhanh và ngược lại, nhưng trong trường hợp ngất xỉu, tín hiệu sẽ bị lẫn lộn, lúc này các mạch máu giãn ra và nhịp tim chậm lại, kết quả là sự kết hợp giữa giảm huyết áp và nhịp tim chậm lại dẫn đến ngất xỉu.

Loại ngất xỉu này còn được gọi là ngất vasovagal - ngất xỉu nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra khi nhìn thấy máu hoặc kim tiêm hoặc khi ai đó sợ hãi, mất nước hoặc nhiệt độ quá nóng.

2. Nghịch lý của phản ứng “chống trả hay bỏ chạy”

Mặc dù có vẻ như phản ứng “chống trả hay bỏ chạy” của cơ thể sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bị ngất xỉu, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Với một số người gặp phải phản ứng “chống trả hay bỏ chạy”, nhịp tim của họ tăng nhanh hoặc quá nhanh, và thay vì giảm xuống từ từ như bình thường, bộ não sẽ hãm phanh đột ngột khiến tim chuyển từ đập nhanh sang đập chậm và gây ngất xỉu, điều này được gọi là ngất phản xạ.

Tiến sĩ Sue Corcoran, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim mạch và Tiểu đường Baker ở Úc cho biết “chống trả hay bỏ chạy” sẽ tác động đến chúng ta theo một cách khác. Nếu chúng ta sợ hãi hoặc lo sợ hồi hộp, chúng ta sẽ giải phóng adrenaline (epinephrine) - một trong những hormon có tác dụng giúp chúng ta chạy trốn những điều xấu thông qua việc đưa máu đến chân. Nếu chúng ta không chạy trốn (vì sự căng thẳng của chúng ta là về mặt cảm xúc chứ không phải thể chất), thì máu sẽ dồn đến chân nhiều hơn và ít dồn lên đầu dẫn đến dễ bị ngất xỉu.

Trên thực tế những trường hợp nhìn thấy máu dẫn đến ngất xỉu xảy ra ở 3 - 4% dân số: Những người ngất xỉu khi nhìn thấy máu cũng có thể ngất xỉu do các tác nhân gây đau khác như chấn thương hoặc tiêm chủng. Cơ chế của loại ngất xỉu này vẫn còn khó nắm bắt. Nó thường bắt đầu với sự gia tăng nhịp tim và huyết áp, sau đó là sự giảm huyết áp và nhịp tim tại thời điểm ngất xỉu. Mọi người thường cảm thấy buồn nôn trước khi ngất xỉu (được cho là do não sau không được cung cấp đủ máu) và có thể nôn.

Ngất xỉu có thể xảy ra nhanh chóng đối với một số người, đặc biệt là khi có tác nhân gây đau. Một số suy nghĩ cho rằng tình trạng này có thể là sự kết hợp giữa tác dụng của epinephrine, cùng với những thay đổi sinh lý do tác động của phản ứng cảm xúc đối với sự sợ hãi lo lắng hoặc ghê tởm, dẫn đến thay đổi nhịp tim và huyết áp.

3. Ngất xỉu nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia cho biết có tới 50% dân số sẽ ngất xỉu vào một thời điểm nào đó trong đời, điều này khiến họ lo lắng về tình trạng hay bị ngất xỉu là bệnh gì? Ngất xỉu có thể không liên tục và chỉ xảy ra tạm thời như trong trường hợp ngất do thần kinh phế vị hoặc do các vấn đề về điều hòa huyết áp gặp ở 70% người bị ngất.

Ngất xỉu do vấn đề về điều hòa huyết áp có thể nghiêm trọng nếu người đó ngất xỉu trong tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như khi đang lái xe hoặc nếu bị ngã và bị thương. Nhưng bản thân tình trạng này không đe dọa đến tính mạng.

Ngất xỉu được xem là nghiêm trọng trong khoảng 10 - 15% các trường hợp ngất do bệnh tim như: nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, các tình trạng cản trở dòng máu chảy từ tim (ví dụ: hẹp động mạch chủ và bệnh cơ tim phì đại). Nguyên nhân đáng lo ngại nhất là ngất xỉu xảy ra trong khi tập thể dục hoặc khi nằm xuống, hoặc ngất xỉu ở những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh tim.

Mặc dù ngất do do thần kinh phế vị là phổ biến, tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao một số người bị ngất và những người khác thì không.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dễ bị ngất xỉu thường tập trung máu ở chân và xương chậu nhiều hơn, vì vậy khi họ đứng, máu sẽ dồn đến chân nhiều hơn và ít dồn lên đầu. Họ có nhiều khả năng ngất xỉu hơn nếu thời tiết ấm áp, vì cơ thể chúng ta có xu hướng nới lỏng các mạch máu để đưa máu đến gần da nhằm cố gắng làm mát cơ thể. Điều này cũng có nghĩa là các mạch máu sẽ không co lại để đưa máu trở lại tim sau đó tim bơm đi khắp cơ thể. Những người bị ngất do do thần kinh phế vị rất có thể có khuynh hướng di truyền, mặc dù không có gen cụ thể nào được xác định. Vì vậy nếu bạn có tiền sử gia đình có người mắc, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Chứng ngất do do thần kinh phế vị sẽ lên đến đỉnh điểm trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, sau đó trở nên ít phổ biến hơn khi trưởng thành.

Những bệnh nhân có hiện tượng ngất xỉu khi nhìn thấy máu hoặc khi xem một bộ phim kinh dị thường ở độ tuổi 20, 30 và 40. Các nghiên cứu dài hạn cũng cho thấy còn có một bộ phận người ở độ tuổi 50, đó thường là khi họ bị ốm hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Ví dụ, nếu ai đó ở độ tuổi 50 phải phẫu thuật thoát vị hoặc phải cắt bỏ ruột thừa, họ có nhiều khả năng bị ngất trong 48 - 72 giờ đầu sau phẫu thuật vì căng thẳng. Ngoài ra, khi chúng ta già đi, chúng ta có nhiều khả năng phải dùng thuốc hơn. Nếu chúng ta bị huyết áp cao và đang dùng thuốc điều trị bệnh đó, chúng ta sẽ dễ bị giãn mạch máu. Vì vậy khi bị căng thẳng hoặc quá nóng hoặc phải phẫu thuật, chúng ta sẽ dễ bị ngất hơn.

4. Phải làm gì nếu bạn cảm thấy sắp ngất?

Nếu bạn dễ bị ngất xỉu do do thần kinh phế vị nhưng vẫn muốn thử thách bản thân trước những thứ đáng sợ, bạn nên:

  • Uống nhiều nước và ăn một cái gì đó mặn, chúng sẽ làm tăng thể tích huyết tương, dù xảy ra hiện tượng làm giãn mạch máu và làm tim đập chậm lại khi sợ hãi, nhưng bạn vẫn có thể không bị tụt huyết áp.
  • Nếu bạn đang ngồi, hãy cúi người về phía trước và siết chặt cơ chân và mông. Việc căng cơ chân giúp máu ở trên vòng eo của bạn và kết quả là bạn không bị ngất đi.
  • Không ngồi được thì ngồi xổm xuống cũng giúp dồn máu từ chân và bụng lên đầu. Trong trường hợp bạn chứng kiến ai đó ngất xỉu, hãy đặt họ nằm xuống ngay lập tức. Sau đó nâng cao và bắt chéo chân, điều này sẽ đưa máu trở lại tim và có thể ngăn chặn tình trạng ngất xỉu.

Hãy lưu ý rằng một số người có thể co giật khi ngất xỉu, điều này không có nghĩa là họ đang lên cơn động kinh. Sự co giật thường là nỗ lực của cơ thể để quay trở lại trạng thái tỉnh táo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan