Hướng dẫn sơ cứu trẻ sơ sinh bị nghẹt thở, cần hô hấp nhân tạo

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ bị hóc có thể gây tắc nghẽn đường thở nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì thế, việc trang bị kỹ năng sơ cứu cho trẻ khi bị nghẹt thở sẽ giúp bạn xử lý được nhanh chóng nếu trường hợp này không may xảy ra với trẻ nhà bạn.

1. Sơ cấp cứu khi trẻ bị nghẹt thở

Trẻ em thường rất tò mò, muốn thử tự làm nhiều việc và luôn gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm như nghẹn thức ăn, hoặc cho dị vật vào miệng gây tắc nghẽn đường thở. Khi đó, nếu bố mẹ hoặc người xung quanh biết và thực hiện đúng các bước sơ cứu và hô hấp nhân tạo thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc cứu trẻ.

Bước 1: Đánh giá tình hình nhanh chóng.

Nếu trẻ đột nhiên không thể khóc, ho hoặc thậm chí là nói, có thể đường thở của trẻ bị nghẹt và điều đầu tiên bạn cần làm là hãy giúp trẻ lấy nó ra. Dấu hiệu khi trẻ mắc nghẹn là trẻ có thể tạo ra những âm thanh kì lạ hoặc nói không ra tiếng, da trở nên đỏ ửng hoặc thậm chí là xanh tím.

Nếu trẻ ho hoặc nôn, có nghĩa là đường thở của trẻ đã bị chặn một phần. Trong trường hợp này, bạn nên để trẻ tiếp tục ho, ho là cách hiệu quả nhất để loại bỏ vật tắc nghẽn.

Nếu trẻ không thể ho ra dị vật, bạn nên nhờ người khác gọi 115 hoặc cấp cứu ở địa phương trong khi bạn tiến hành vỗ lưng và ép bụng.

Nếu trẻ đột nhiên không thể khóc hoặc ho, có thể đường thở của trẻ đã bị nghẹt và điều đầu tiên bạn cần làm là hãy giúp trẻ lấy nó ra. Trẻ có thể tạo ra những tiếng động kỳ lạ hoặc hoàn toàn không phát ra âm thanh nào khi mở miệng. Da của trẻ có thể trở nên đỏ ửng hoặc xanh tím.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ gặp một số vấn đề sau:

  • Trẻ không thể ho ra dị vật. Bạn cần tiến hành vỗ lưng và ép bụng trong khi liên hệ với 115.
  • Bạn nghi ngờ rằng đường thở của trẻ bị chặn lại hoàn toàn vì cổ họng của trẻ bị sưng lên. Trẻ có thể bị phản ứng dị ứng - ví dụ như với thức ăn hoặc với vết cắn của côn trùng - hoặc trẻ có thể bị bệnh, chẳng hạn như ung thư phổi.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim
  • Trẻ đột ngột ngã quỵ.
Trẻ hóc dị vật
Khi trẻ không thể ho được dị vật cần được đưa đến bệnh viện

Bước 2: Cố gắng loại bỏ dị vật bằng phương pháp vỗ lưng và ép bụng

Đầu tiên là vỗ lưng

  • Nếu trẻ còn tỉnh nhưng không thể ho, khóc hoặc thở và bạn chắc chắn rằng có vật gì đó bị mắc kẹt trong đường thở của trẻ, hãy cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên một cẳng tay, dùng tay đó ôm lấy gáy.
  • Đặt bàn tay còn lại và cẳng tay lên phía trước trẻ. Bây giờ trẻ đang bị kẹp giữa hai cánh tay của bạn.
  • Dùng ngón cái và các ngón tay để giữ hàm trẻ và lật trẻ để trẻ úp xuống dọc theo cẳng tay của bạn. Hạ cánh tay của bạn lên đùi của bạn để đầu của trẻ thấp hơn ngực.
  • Sử dụng gót bàn tay của bạn, đưa ra năm cú đánh vào lưng chắc chắn và dứt khoát giữa hai bả vai của trẻ để cố gắng đánh bật dị vật. Duy trì sự cố định của đầu và cổ trẻ bằng cách giữ chắc hàm của trẻ giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.
  • Nếu dị vật không ra ngoài, hãy đặt bàn tay còn lại (bàn tay đã đỡ đòn sau) lên phía sau đầu trẻ với cánh tay dọc theo cột sống của trẻ. Cẩn thận lật người trẻ trong khi giữ bàn tay và cẳng tay còn lại của bạn ở phía trước người trẻ.

Sau đó thực hiện động tác ép bụng

  • Dùng ngón cái và các ngón tay để giữ hàm trẻ trong khi kẹp trẻ giữa hai cẳng tay của bạn để đỡ đầu và cổ. Hạ cánh tay đang đỡ lưng của trẻ lên đùi của bạn, vẫn giữ đầu trẻ thấp hơn phần còn lại của cơ thể.
  • Dùng một hoặc hai ngón tay để xác định vị trí rốn. Một tay nắm lại như nắm đấm, ví dụ là tay phải, đặt nắm đấm trên rốn và phía dưới xương ức, sau đó tay trái nắm lấy nắm đấm và ép bụng hướng lên phía trên thành bụng, thực hiện 5 lần. Mỗi lần ấn bụng nên mạnh và dứt khoát để loại bỏ vật tắc nghẽn.

Lặp lại các động tác vỗ lưng và ép bụng

  • Lặp lại liệu pháp vỗ lưng và ấn bụng. Tiếp tục luân phiên năm lần vỗ lưng và năm lần ấn bụng cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài và trẻ bắt đầu ho mạnh. Nếu trẻ đã ho được, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục ho ra dị vật.

Nếu trẻ bị bất tỉnh

Nếu trẻ bị nghẹt thở bởi một thứ gì đó trở nên bất tỉnh, hãy đặt trẻ nằm xuống trên một bề mặt cứng và bắt đầu hô hấp nhân tạo. Sau mỗi lần ấn và trước khi thổi ngạt hãy mở miệng trẻ ra, xác định vị trí tắc nghẽn và loại bỏ dị vật nếu có thể.

Không bao giờ đưa ngón tay của bạn vào miệng trẻ trừ khi bạn thực sự xác định chính xác vị trí dị vật. Nếu bạn không thể nhìn thấy nó và đưa ngón tay vào miệng trẻ, bạn có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn trong cổ họng của trẻ. Nếu bạn có thể thấy dị vật, hãy loại bỏ nó bằng ngón tay út.

Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi trẻ tỉnh hoặc nhân viên y tế đến.

Trẻ bị bất tỉnh
Khi trẻ bị bất tỉnh hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ

2. Thực hiện CPR khi trẻ bị nghẹt thở

CPR là viết tắt của kỹ thuật hồi sức tim phổi. Đây là biện pháp cứu sinh hữu ích mà bạn có thể thực hiện để cứu một đứa trẻ không có dấu hiệu của sự sống, nghĩa là bé bất tỉnh và không thở.

CPR là sự kết hợp của hai phương pháp ép ngực và hô hấp nhân tạo để phục hồi lượng máu giàu oxy tới não và các cơ quan quan trọng khác cho đến khi trẻ hồi sinh hoặc nhân viên y tế cấp cứu đến. Giữ cho máu giàu oxy lưu thông giúp ngăn ngừa tổn thương não - có thể xảy ra trong vài phút - và khiến trẻ tử vong.

CPR cho trẻ sơ sinh không khó thực hiện. Các bước tiến hành CPR bao gồm:

Bước 1: Xác minh rằng trẻ không phản ứng và không thở.

  • Hãy hét lên để thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi to tên trẻ. Nếu trẻ không phản ứng, hãy gõ nhẹ vào dưới bàn chân và hét lên một lần nữa trong khi kiểm tra nhịp thở bình thường. (Nhìn xem ngực trẻ có căng lên không và lắng nghe tiếng thở.).
  • Nếu trẻ không phản ứng và không thở hoặc thở hổn hển, hãy nhờ ai đó gọi 115 (Nếu bạn ở một mình với trẻ, hãy tiến hành sơ cứu cho trẻ rồi gọi 115.)
  • Nhanh chóng đặt trẻ nằm ngửa trên một về mặt phẳng một cách nhẹ nhàng và chắc chắn. Bạn có thể đứng hoặc quỳ bên cạnh trẻ.
  • Bạn cần xác định xem trẻ có bị chảy nhiều máu hay không. Nếu trẻ bị chảy nhiều máu, hãy thực hiện các biện pháp cầm máu bằng cách ấn vào chỗ đó. Không thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi kiểm soát được tình trạng chảy máu.

Bước 2: Thực hiện 30 lần ép ngực.

  • Đặt một tay lên trán trẻ. Bạn quỳ bên cạnh ngực trẻ, đặt gót bàn tay lên phần xương ức, giữa vùng ngực. Đặt tay còn lại trực tiếp lên trên tay kia. Cố gắng giữ tay không trật khỏi ngực bằng cách đan xen ngón hoặc dùng tay trên giữ lại.Dùng sức nặng của thân trên, ấn thẳng lồng ngực của nạn nhân xuống sâu ít nhất 5cm, ấn mạnh và nhanh, sau đó để ngực trở lại vị trí bình thường. Ấn mạnh, nhanh và dứt khoát.
  • Ấn thẳng lồng ngực của nạn nhân liên tục với tần suất 2 lần mỗi giây.
hồi sức tim phổi
Thực hiện CPR khi trẻ bị nghẹt thở

Bước 3: Thổi ngạt

  • Lưu ý: Nếu bạn không sẵn sàng để thực hiện hô hấp nhân tạo, chỉ ép ngực cũng sẽ tốt hơn việc bạn không làm gì cả.
  • Mở đường thở bằng cách đặt một tay lên trán trẻ và hai ngón tay lên cằm và ngửa đầu trẻ, nâng cằm trẻ lên để mở đường thở. Kẹp chặt mũi và thở vào miệng trẻ.
  • Hít thở bình thường và thổi vào mũi và miệng trẻ trong khoảng một giây, quan sát xem lồng ngực có căng lên không. Nếu lồng ngực không căng lên, hãy giữ đầu trẻ lại và kẹp chặt mũi trước khi thổi ngạt lần thứ hai.
  • Nếu lồng ngực của trẻ sơ sinh không nhô lên, đường thở của trẻ đã bị tắc nghẽn. Mở miệng trẻ ra, xác định vị trí bị tắc nghẽn và tiến hành loại bỏ dị vật nếu có thể. Tiếp tục kiểm tra miệng xem có dị vật sau mỗi lần ấn cho đến khi lồng ngực của trẻ căng lên khi hơi thở đi vào.

Tiếp tục thực hiện 30 lần ấn ngực và thổi ngạt 2 lần cho đến khi:

  • Bạn nhận thấy một dấu hiệu rõ ràng của sự sống ở trẻ.
  • Sử dụng AED (máy khử rung tim tự động bên ngoài)
  • Bạn đã thực hiện hô hấp nhân tạo khoảng 2 phút (5 lần ép bụng và hô hấp nhân tạo) và có người hỗ trợ.
  • Nhân viên y tế đến.
  • Bạn quá mệt mỏi để tiếp tục thực hiện.

Ngay cả khi trẻ có dấu hiệu sinh tồn trở lại, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng đường thở của trẻ hoàn toàn thông thoáng và trẻ không bị bất kỳ tổn thương nào bên trong.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc-xin viêm não mô cầu
Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan