Kiểm tra nhịp thở trẻ sơ sinh khi ngủ

Tất cả bố mẹ đều rất lo lắng khi con trẻ thở gấp, hoặc bị nghẹt thở, khó thở. Vào ban đêm, khi bạn lắng nghe tiếng thở của trẻ thì hãy nhìn vào khuôn mặt em bé để tìm ra dấu hiệu bất thường và kiểm tra tần số thở cũng như tình trạng sức khỏe khác của trẻ để sớm có biện pháp xử lý kịp thời.

1. Sự cần thiết của việc kiểm tra nhịp thở của trẻ sơ sinh khi ngủ

Nếu một người mẹ cảm thấy cần thiết phải kiểm tra nhịp thở của con mình trong lúc bé ngủ hay mỗi khi cảm thấy có điều gì đó bất thường, đó là điều hoàn toàn đúng đắn. Nếu bé sinh ra trong tình trạng sinh non hoặc mắc các bệnh lý mạn tính liên quan đến phổi hay các hội chứng khác chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, các ông bố bà mẹ thậm chí còn cần phải theo dõi nhịp thở của bé một cách liên tục, ít nhất là cho đến khi trẻ có nhận thức về mọi việc.

Tuy nhiên, đối với một số người, ngay cả trong khi con họ không gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, họ cũng vẫn cảm thấy lo lắng rằng bé vẫn có thể mắc phải một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Như đã biết, giấc ngủ của trẻ sơ sinh chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, đôi khi là những giấc ngủ sâu và hoàn toàn yên lặng, đôi khi trẻ lại vật vã, ngủ thiếu thoải mái. Các bậc cha mẹ sẽ dần quen với điều đó và các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nên hình thành thói quen kiểm tra nhịp thở của trẻ hằng đêm, thậm chí trong nhiều năm sau đó.

Trẻ sinh non rất dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh
Trẻ sinh non cần được kiểm tra nhịp thở khi ngủ

2. Làm thế nào để các bậc cha mẹ ngừng lo lắng về hội chứng đột tử ở trẻ em?

Các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS). Theo thống kê, đột tử ở trẻ em rất hiếm xảy ra. Chỉ một trong 1.000 trẻ sơ sinh có khả năng mắc phải hội chứng này. Hơn nữa, hơn 90% số ca đột tử ở trẻ em đến vào giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến trẻ 6 tháng tuổi và hội chứng này hầu như không còn xuất hiện ở những trẻ trên 1 tuổi.

Mặc dù có nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng hiện nay nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ em vẫn chưa được tìm hiểu rõ nên không có cách nào để có thể chắc chắn ngăn chặn nó xảy ra. Một điều may mắn nữa là tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ em đã giảm đáng kể trong những năm gần đây khi nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định và các bậc cha mẹ cũng đã biết cách giúp trẻ phòng tránh những yếu tố đó.

Để đề phòng hội chứng đột tử ở trẻ, các bậc cha mẹ hay những người chăm sóc trẻ nên đặt con mình nằm ngửa khi ngủ và tuyệt đối không được để trẻ chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá. Ngoài ra không sử dụng gối hoặc các dụng cụ cố định vị trí của trẻ khi ngủ bởi chúng hoàn toàn không có tác dụng trong việc ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ em mà còn có thể làm tăng nguy cơ ngạt đường thở với bé.

Tìm hiểu kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh cũng là một ý kiến hay mà các bậc cha mẹ nên cân nhắc. Biết hô hấp nhân tạo có thể giúp họ giảm đi một phần nỗi sợ hãi, đồng thời có thể ứng phó với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào liên quan đến hô hấp xảy ra ở trẻ. Thi thoảng những bệnh viện hoặc trung tâm y tế tại địa phương có thể sẽ mở một lớp tập huấn hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh, do đó hãy đừng bỏ qua cơ hội đăng ký những lớp học đó để phần nào đảm bảo được độ an toàn cho trẻ.

khói thuốc
Khói thuốc có thể khiến trẻ tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ

3. Làm thế nào để biết trẻ đang ngừng thở và cách xử trí?

Trong hầu hết các trường hợp, thói quen thở không đều của trẻ sơ sinh không để lại những vấn đề quá đáng lo ngại. Trong khi ngủ, trẻ sơ sinh có thể thực hiện một phương thức được gọi là thở theo chu kỳ: Ban đầu trẻ sẽ thở nhanh dần và sâu hơn, sau đó thở chậm lại và nông hơn rồi tạm dừng trong khoảng 10-15 giây trước khi bắt đầu một chu kỳ thở mới và cứ lặp đi lặp lại trong toàn bộ giấc ngủ. Phương thức thở này tương đối phổ biến, đặc biệt là với những trẻ sơ sinh. Theo thời gian, trẻ sẽ phát triển kiểu thở khác khi dần lớn lên.

Cũng không có gì lạ nếu bàn chân và bàn tay của bé chuyển sang màu hơn xanh. Tuy nhiên nếu môi, lưỡi, toàn bộ khuôn mặt hoặc thân của trẻ chuyển sang màu sẫm hoặc tái đi thấy rõ, đó là dấu hiệu bất thường báo cho các bậc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ biết trẻ đang thực sự gặp nguy hiểm.

Nếu các bậc cha mẹ nghi ngờ trẻ đang ngừng thở hoặc chỉ đơn giản là muốn trấn an bản thân để biết chắc là trẻ không gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến hô hấp, hãy chạm nhẹ hoặc đánh thức trẻ dậy xem trẻ có phản ứng gì hay không. Nếu trẻ không tỉnh dậy, hãy xoa lưng trẻ thật mạnh hoặc đánh nhẹ vào chân bé. Nếu bé vẫn không có bất kỳ dấu hiệu gì cho thấy đáp ứng lại những tác động từ bố mẹ thì rất có thể trẻ có thể đang trải qua cơn ngừng thở.

Trong trường hợp này, cha mẹ hãy ngay lập tức gọi cho xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu trước khi quá muộn. Trong trường hợp đã từng học qua lớp hô hấp nhân tạo cho trẻ. Các bậc cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, bắt đầu tiến hành sơ cứu theo những gì đã được học và nhờ người thân gọi xe cứu thương. Nếu chỉ có một mình, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho bé trong khoảng hai phút sau đó gọi cấp cứu và tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cứu thương đến hoặc bé có thể bắt đầu thở lại.

Xoa lưng
Khi trẻ có dấu hiệu ngừng thở khi ngủ, ba mẹ hãy xoa lưng trẻ thật mạnh

Theo thống kê, có khoảng 1% trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh được gọi là những sự kiện đe dọa đến tính mạng rõ ràng (ALTE). Đó là những bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức nếu trẻ đột ngột xuất hiện một hoặc một vài triệu chứng trong số các triệu chứng sau đây khi đang ngủ:

  • Ngừng thở khoảng 20 giây trở lên
  • Chân tay và cơ thể bé đột nhiên cứng lại
  • Da chuyển dần sang màu xanh lam hoặc nhợt nhạt, cũng có đôi khi chuyển sang màu đỏ.
  • Không phản hồi với các kích thích từ người lớn

Trẻ em trải qua các sự kiện đe dọa đến tính mạng rõ ràng sẽ cần làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên phụ huynh nên sử dụng máy theo dõi ngừng thở tại nhà trong một thời gian để có thể theo dõi sát sao nhịp thở cũng như nhịp tim của bé. Những chiếc máy theo dõi ngừng thở này sẽ đặc biệt hữu ích với những trẻ đã từng mắc ALTE nhưng không nên tin tưởng hoàn toàn vào chúng trong việc phòng ngừa hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ bởi ALTE.

Trẻ sơ sinh có cách hô hấp tương đối kỳ lạ. Đôi khi chính cha mẹ của chúng cũng không thể biết được trẻ có đang thở hay không. Hầu hết các bà mẹ lần đầu sinh con cũng từng trải qua cảm giác hoảng sợ tột độ nhất là vào nửa đêm khi thấy trẻ ngừng thở. Đó có thể là giai đoạn ngừng thở trong một chu kỳ thở của bé nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nguy kịch của trẻ nếu kèm theo một vài triệu chứng khác, chẳng hạn như da, niêm mạc tím tái, không phản ứng lại với các kích thích. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ bằng hô hấp nhân tạo và gọi ngay cho xe cấp cứu để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, totallythebomb.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan