Hẹp van động mạch chủ không triệu chứng có nguy hiểm không?

Bài viết được viết bởi PGS, TS, BSCK II Chu Hoàng Vân, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hẹp van động mạch chủ không triệu chứng là một căn bệnh nguy hiểm, không có biểu hiện rõ rệt mà chỉ có thể tình cờ phát hiện trên lâm sàng và siêu âm tim khi khám sức khỏe. Bệnh chỉ có thể được điều trị hiệu quả khi thay van động mạch chủ, điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

1. Bệnh hẹp van động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ không có triệu chứng

1.1 Bệnh hẹp van động mạch chủ là gì?

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng sự tống máu của thất trái bị hạn chế do diện tích lỗ van động mạch chủ giảm ( ở những mức độ khác nhau )

1.2 Thế nào gọi là hẹp van động mạch chủ không có triệu chứng ?

Là tình trạng hẹp van động mạch chủ ở giai đoạn đầu – sớm, bệnh nhân chưa có triệu chứng gì liên quan, chỉ tình cờ đi khám sức khoẻ được phát hiện trên lâm sàng (nghe tim) và siêu âm tim có dấu hiệu hẹp van động mạch chủ nhẹ ( > 1,5 cm2 ) và chức năng tống máu tâm thất trái (EF ) còn bình thường

2. Nguyên nhân của bệnh hẹp van động mạch chủ

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể gây ra bệnh hẹp van động mạch chủ

  • Bẩm sinh: do cấu tạo bất thường của lá van từ khi mới sinh (chỉ có 2 lá van, theo thời gian gây hẹp van);
  • Do bệnh thấp tim (thấp khớp) : gây viêm dầy, sẹo, vôi hoá van (thường là di chứng tổn thương van từ người trẻ);
  • Do xơ vữa động mạch, vôi hoá van ( thường ở người có tuổi, và có những bệnh phối hợp khác liên quan ).

3. Chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ

  • Triệu chứng lâm sàng : điển hình , tức ngực trái từng lúc , tăng khi gắng sức ,khó thở nhẹ bắt mạch thường yếu (có thể nhanh hoặc chậm) huyết áp thường thấp ( < 90 mmHg ) hoặc kẹt ( 90/ 70 mmHg )
  • Hoặc (ở giai đoạn đầu – sớm) không có triệu chứng gì kể trên. Chỉ phát hiện được khi nghe tim (tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II –III bên trái và bên phải , lan lên trên cổ hoặc lan dọc xương ức / tuỳ mức độ hẹp có thể tiếng thổi thô ráp to , hay còn nhỏ ...)
  • Siêu âm DOPPLER tim : để xác định chẩn đoán , xác định mức độ hẹp van và chức năng của tim ở mức độ nào
  • Điện tim : ở giai đoạn đầu có thể bình thường. Ở thời kỳ đã có triệu chứng và có thay đổi trên siêu âm tim, điện tim có dấu hiệu của tăng gánh tâm thu thất trái và có thể loạn nhịp tim liên quan
  • X-quang tim, phổi : có thể bình thường ở giai đoạn đầu, sau nhiều năm là hình ảnh tim động mạch chủ ( giãn thất trái và cung động mạch chủ , calci hoá van )
  • Xét nghiệm máu : có thể thấy dấu hiệu của Rối loạn lipid máu hoặc phối hợp bệnh tiểu đường liên quan , phối hợp

4. Điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Thay van động mạch chủ qua da
Thay van động mạch chủ để điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

4.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc

không có khả năng điều trị hết hẹp van, nhưng giúp làm giảm triệu chứng hoặc điều trị nguyên nhân (điều trị thấp tim , điều trị xơ vữa động mạch...). Điều trị bằng thuốc có tác dụng điều trị ở giai đoạn đầu chưa có triệu chứng, hẹp van nhẹ, chức năng tống máu thất trái còn bình thường, làm bệnh nhân dễ chịu hơn. Hoặc ở giai đoạn muộn – khi chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật van tim không còn nữa (hoặc bệnh nhân từ chối can thiệp).

4.2 Điều trị ngoại khoa

Thay van động mạch chủ - là điều trị cơ bản nhất của hẹp van động mạch chủ. Nhất là ở giai đoạn đã có triệu chứng (suy tim), van hẹp nặng ( < 1 cm2 ) và chức năng tâm thu thất trái (EF) giảm rõ và tình trạng bệnh nhân cho phép thay van tim .

Hiện nay (trong nước và trên thế giới) đã tiến hành được phương pháp ít xâm lấn, phù hợp tình trạng bệnh, đó là Phương pháp thay van động mạch chủ qua da, thay van qua ống thông (TAVR), van thay có thể là nhân tạo hoặc van sinh học. Phương pháp thay van đã giải quyết rất tốt tình trạng huyết động của hẹp van trước đó và tiên lượng sống của bệnh nhân được cải thiện lên rất nhiều .

5. Tư vấn

khám sức khỏe
Khám sức khỏe định kỳ hàng năm giúp phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh

Việc phát hiện sớm bệnh nhân hẹp van động mạch chủ ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng là rất quan trọng, liên quan quan đến theo dõi bệnh, tiên lượng bệnh và quyết định phương hướng điều trị lâu dài, không để bệnh tiến triển xấu hơn ( phải thay van tim ).

Để có được điều đó nên định kỳ khám sức khỏe hàng năm, tư vấn về tim mạch và loại trừ bệnh phối hợp (tiểu đường , rối loạn chuyển hoá Lipid , Acid Uric , suy thận và bệnh thấp tim nếu có..)

Cần một chế độ thư giãn cả về tâm lý và thể chất, vận động thể thao phù hợp ( đi bộ, chạy, bơi, đạp xe, bóng bàn tùy theo sở thích )

Chế độ ăn giảm muối, mỡ động vật, thịt đỏ tối đa. Kiêng rượu mạnh bỏ thuốc lá (nếu có), ăn cá, rau, quả nhiều hơn, uống đủ nước (1500 ml/ ngày ), có thể một chút Bia hoặc rượu vang đỏ ( 200 – 300 ml/ ngày ) tuỳ theo sở thích.

Phối hợp những thuốc chống oxy hoá tự nhiện ( Vitamin E , Armolipid plus, Gluthathione .. ...)

Nhưng ở giai đoạn đã suy tim, thay van tim không nên gắng sức, cũng như không tập luyện thái quá. Chỉ nên thư giãn, đi bộ và thực hiện thuốc suy tim , chống đông theo chỉ định.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

261 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan