Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì không lây?

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vắc - xin thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể lên tới hơn 90%.

1. Bệnh thủy đậu ủ bệnh trong bao lâu?

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster (VZV) gây nên. Virus Varicella zoster virus có đặc tính phát ban các đợt liên tiếp với những đặc điểm đi kèm như: sốt, ngứa rát, nổi sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da, thường không để lại sẹo (sẹo khi bị bội nhiễm), thường kèm với triệu chứng toàn thân nhẹ.

Vậy thủy đậu ủ bệnh trong bao lâu? Theo đó, bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần, thông thường là từ 14 - 16 ngày.

2. Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể lên tới hơn 90%. Vậy bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?

Phương thức lây truyền bệnh thủy đậu là từ người sang người bằng các con đường sau:

  • Lây trực tiếp qua đường hô hấp: Virus gây bệnh thủy đậu tồn tại trong các hạt rất nhỏ trong không khí, phát ra từ người nhiễm bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc từ dịch mụn nước của tổn thương da do bệnh thủy đậu. Phương thức lây truyền này có tên gọi là lây truyền theo đường không khí.
  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian: Một trong những con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước của người bệnh. Ngoài ra, nếu tiếp xúc, chạm vào vật dụng cá nhân, sinh hoạt, giường chiếu của người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao.

Theo đó, virus thuỷ đậu sẽ xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên, miệng hầu sau đó nhân lên tại chỗ và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Virus gây bệnh thủy đậu nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô rồi gây nhiễm virus huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc.

Tương tự như virus Herpes, virus gây bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn, trú tại hạch cảm giác, sau đó virus tái hoạt có thể gây nên bệnh zona.

3. Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì không lây?

Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì không lây?
Khả năng lây nhiễm thuỷ đậu mạnh nhất là khi người mắc bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước

Quá trình lây truyền bệnh thủy đậu có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát ở những người cảm nhiễm sống trong một gia đình là từ 70 đến 90%. Đối với bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh cho người lành trong một tuần sau khi ban mọc. Cơ thể người bệnh cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm trong 10 đến 21 ngày.

Vậy bệnh thủy đậu lây lúc nào là mạnh nhất? Theo đó, trong các giai đoạn phát bệnh, giai đoạn toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

4. Cách chăm sóc người bệnh giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm

Những người thân xung quanh người bệnh là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu nhất. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm thủy đậu, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể như sau:

  • Cách ly người bị nhiễm bệnh với những người xung quanh, tốt nhất nên để người bệnh ở trong phòng riêng, đặc biệt người bệnh không tới những chỗ đông người để hạn chế lây lan diện rộng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, cốc chén, quần áo...
  • Vệ sinh thân thể cho người bệnh sạch sẽ hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Nên tắm bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh để người bệnh nhanh khỏi bệnh, hạn chế lây lan bệnh.
  • Sử dụng thuốc điều trị, phổ biến nhất hiện nay là Xanh Methylen bôi ngoài da. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Để tránh thủy đậu lây nhiễm, người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng, tránh làm vỡ vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi... đồng thời kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến cho mụn nước mưng mủ.

Trong trường hợp người nhà bệnh nhân nhận thấy các hiện tượng bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem có khả năng bị lây nhiễm không, để có hướng điều trị kịp thời.

5. Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Hầu hết những người từng mắc bệnh thủy đậu thì trong cơ thể đã có sẵn miễn dịch và đa số sẽ không bị mắc lại nữa. Ngoài ra, nếu người chưa từng mắc bệnh nhưng được tiêm ngừa vắc-xin phòng thủy đậu thì nguy cơ bị lây nhiễm cũng thấp hơn.

Vì vậy, biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Khi tiêm vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ miễn dịch tuyệt đối với những người tiêm có thể đến 90%. Tỷ lệ khoảng 10% còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu nhưng hầu hết các trường hợp này mắc với thể rất nhẹ và không có biến chứng.

Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc bạn bè có người mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ từ 7-10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh, tránh tới chỗ đông người để lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Người mắc thủy đậu nên được cách ly tạm thời, hạn chế sinh hoạt chung phòng với người khác.
  • Vệ sinh và sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người bệnh thường xuyên. Đồng thời dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ và thông thoáng.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì không lây?
Giữ cho bàn tay sạch sẽ khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng

  • Người bị nhiễm bệnh thủy đậu không nên gãi, chà xát các nốt ban để tránh lây nhiễm cho người khác khi nốt ban bị vỡ ra.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng giờ để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại virus.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho hầu hết các nhóm độ tuổi, trong đó có vắc-xin phòng thuỷ đậu. Các ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Khách hàng theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec; ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan