Công dụng của thuốc Vialexin

Thuốc Vialexin – là viên uống hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu, sinh dục, mô mềm và da. Vậy Vialexin là thuốc gì, có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Vialexin

1.1. Vialexin là thuốc gì?

Vialexin thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, có số đăng ký VD-0099-06, do Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha - một trong số những công ty Dược hàng đầu Việt Nam sản xuất.

Thuốc Vialexin bao gồm thành phần hoạt chất:

  • Cephalexin với hàm lượng 250mg (dưới dạng cephalexin monohydrat).
  • Thành phần tá dược: tinh bột sắn, lactose và magnesi stearat.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng 10 viên 1 vỉ, 1 hộp 10 vỉ

1.2. Thuốc Vialexin có tác dụng gì?

Cephalexin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin (PCP) từ đó ức chế tổng hợp peptidoglycan trong vách tế bào vi khuẩn nhờ đó ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào. Cephalexin là kháng sinh đường uống, có phổ kháng khuẩn trên các vi khuẩn gram dương ưa khí: Corynebacterium diphtheriae, Propionibacterium acnes, Staphylococcus nhạy cảm methicillin, Streptococcus pneumoniae và các vi khuẩn gram âm ưa khí như: Branhamella catarrhalis, Citrobacter koseri, Klebsiella, Neisseria gonorrhoeae hoặc vi khuẩn kị khí: Fusobacterium, Prevotella.

Cephalexin sau khi vào cơ thể được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hóa. Sau đó sẽ được phân bố ở hầu hết các mô và dịch trong cơ thể kể cả túi mật, gan, thận, xương, đàm, dịch màng phổi và hoạt dịch. Tuy nhiên, nồng độ thuốc hấp thu vào dịch não tủy không đáng kể. Cephalexin có thể đi qua được nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ rất thấp.

Chỉ định:

Vialexin 250 thuốc biệt dược được chỉ định trong các trường hợp:

Cần lưu ý: Nên tiến hành nuôi cấy và thử nghiệm tính nhạy cảm của vi khuẩn trước và trong khi điều trị. Cần theo dõi chức năng thận trong quá trình điều trị đối với bệnh nhân suy thận.

2. Cách sử dụng của Vialexin

2.1. Cách dùng thuốc Vialexin

  • Thuốc Vialexin được bào chế ở dạng viên nang cứng nên được dùng bằng đường uống.
  • Thời điểm dùng thuốc: Uống lúc đói, 1 giờ trước bữa ăn.

2.2. Liều dùng của thuốc Vialexin

  • Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn: Uống 250 – 500mg cách 6 giờ/ lần, tùy mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ hoặc chuyên gia có thể điều chỉnh liều. Liều tối đa có thể lên đến 4g/ ngày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Uống 250 – 500mg cách 6 giờ/ lần cho các trường hợp nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa. Dùng liều cao hơn trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm vi khuẩn kém nhạy cảm với kháng sinh.
  • Viêm họng và viêm amidan: Uống 500mg cách 12 giờ / lần, uống ít nhất trong 10 ngày.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Điều trị viêm bàng quang không biến chứng, liều uống 500mg cách 12 giờ/ lần, trong 7-14 ngày.
  • Nhiễm trùng da và các cấu trúc da: Uống 500mg cách 12 giờ / lần.
  • Nhiễm trùng xương, khớp: Uống 250mg cách 6 giờ/ lần cho các trường hợp nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa. Dùng liều cao hơn trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm vi khuẩn kém nhạy cảm với kháng sinh.

Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận:

  • Nên thận trọng khi dùng Vialexin cho bệnh nhân suy thận nặng. Trong trường hợp sử dụng cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận:
  • Nếu độ thanh thải creatinin > 40 ml/ phút: Không cần giảm liều.
  • Nếu độ thanh thải creatinin 40 – 11 ml/ phút: 500mg cách 8-12 giờ/ lần.
  • Nếu độ thanh thải creatinin 10 – 5 ml/ phút: 250mg cách 12 giờ/ lần.
  • Nếu độ thanh thải creatinin < 5 ml/ phút: 250mg cách 12 – 24 giờ/ lần.

Điều chỉnh liều cho bệnh nhân trong khi thẩm phân:

  • Thẩm phân máu: 1 liều thường dùng sau khi thẩm phân.
  • Thẩm phân màng bụng liên tục tại nhà: Liều dùng như bệnh nhân suy thận.

Quá liều và cách xử lý khi quá liều:

  • Triệu chứng khi quá liều thường gặp là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.

Cách xử lý khi quá liều:

  • Không cần phải rửa dạ dày, trừ khi đã uống thuốc Vialexin liều gấp 5 – 10 lần liều bình thường.
  • Lọc máu có thể giúp đào thải thuốc ra khỏi máu, nhưng thường không cần.
  • Bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân, hỗ trợ thông khí, truyền dịch trong trường hợp quá liều. Cho uống than hoạt nhiều lần thay thế hoặc bổ trợ cho việc rửa dạ dày. Nên bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân trong lúc rửa dạ dày hoặc đang dùng than hoạt tính.

3. Chống chỉ định của thuốc Vialexin

Chống chỉ định dùng thuốc Vialexin 250 trong trường hợp:

  • Có tiền sử dị ứng với kháng sinh penicillin hoặc kháng sinh bất kì thuộc nhóm β lactam.
  • Người đang bị nhiễm trùng toàn thân cần điều trị cephalosporin đường tĩnh mạch.

4. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Vialexin

  • Sử dụng thuốc kéo dài có thể phát triển quá mức vi khuẩn không nhạy cảm hoặc nấm (ví dụ: Candida, Enterococcus, Clostridium difficile).
  • Có nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng.
  • Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều Vialexin cho thích hợp.
  • Thận trọng khi dùng thuốc trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Khi dùng Vialexin có thể gây dương tính với test Coombs.
  • Thuốc Vialexin chứa thành phần tá dược là lactose. Do đó không nên sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase và rối loạn hấp thu glucose-galactose.
  • Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Chỉ sử dụng Vialexin cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết. Nồng độ Vialexin trong sữa mẹ rất thấp tuy nhiên vẫn nên cân nhắc ngừng thuốc cho con bú trong thời gian mẹ dùng Vialexin.
  • Cẩn trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt.

5. Tương tác thuốc

  • Dùng Vialexin liều cao kết hợp với aminoglycosid hay thuốc lợi tiểu mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.
  • Thuốc Vialexin làm giảm tác dụng của thành phần estrogen trong thuốc tránh thai.
  • Thuốc Vialexin gắn với Cholestyramin ở ruột làm chậm sự hấp thu của Cholestyramin.
  • Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh, tăng thời gian bán thải của thuốc Vialexin. Đồng thời Probenecid làm chậm bài tiết thuốc Vialexin qua thận.
  • Thuốc Vialexin có thể làm giảm hiệu lực của vắc-xin thương hàn.

6. Tác dụng phụ của thuốc Vialexin

Tỉ lệ phản ứng không mong muốn khoảng 3-6% trên toàn bộ số người điều trị. Quá trình sử dụng Vialexin, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, mề đay, ngứa, tăng transaminase ở gan có hồi phục, lo âu, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi, ảo giác và đau đầu.
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, viêm đại tràng giả mạc, viêm gan, vàng da ứ mật, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hội chứng Lyell, phù Quincke, ngứa bộ phận sinh dục và viêm âm đạo.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Vialexin và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

7. Cách bảo quản thuốc Vialexin

  • Nên đặt thuốc Vialexin trong bao bì gốc, vị trí trong phòng khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Nhiệt độ bảo quản Vialexin tốt nhất là dưới 30°C.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Vialexin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Vialexin điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

316 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan