Công dụng thuốc Albefar

Albefar là thuốc không kê đơn, được sử dụng trong các trường hợp mắc giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn và sán dây. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Albefar sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Albefar có tác dụng gì?

1.1. Thuốc Albefar là thuốc gì?

Albefa là thuốc điều trị ký sinh trùng và thuốc kháng khuẩn hoặc điều trị virus. Albefa có số đăng ký VD-16014-1 là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic sản xuất.

Thuốc Albefa được bào chế ở dạng viên nén, đóng gói hộp có 1 viên. Albefa có thành phần chính là Albendazol: 400mg và tá dược: Tinh bột Ngô, Lactose, Povidon, Natri saccharin, Vanilin, Magnesi stearat, Natri lauryl sulfat vừa đủ 1 viên nhai.

Hoạt chất Albendazol là 1 dẫn chất benzimidazol, có tác động diệt giun sán bằng cách nó ức chế sự hấp thu glucose, gây ra sự rối loạn chuyển hóa fructose và làm cho chúng chết.

1.2. Thuốc Albefar chữa bệnh gì?

Chỉ định:

Thuốc Albefar được chỉ định dùng trong trường hợp trị giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun kim (Enterobius vermicularis), giun lươn (Strongyloides stercolaris), giun móc (Necator americanus) và giun tóc (Trichuris trichiura).

Chống chỉ định:

Chống chỉ định dùng thuốc Albefar trong trường hợp:

  • Người dị ứng với bất cứ thành phần, tá dược nào có trong thuốc.
  • Người bệnh đã có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương.
  • Phụ nữ có thai.

2. Cách sử dụng của Albefar

2.1. Cách dùng thuốc Albefar

Viên thuốc Albefar có thể được nhai hoặc uống với nước. Người dùng không cần phải nhịn đói khi uống thuốc xổ. 3 tuần sau khi được điều trị đợt đầu, nếu thử phân còn dương tính người dùng có thể điều trị đợt 2.

2.2. Liều dùng của thuốc Albefar

Trị giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: Dùng uống 1 liều duy nhất 400mg. Có thể dùng điều trị lại sau 3 tuần.
  • Trẻ em ít hơn 2 tuổi: Dùng uống liều duy nhất 200mg. Có thể dùng điều trị lặp lại sau 3 tuần.

Trị ấu trùng di trú ở da:

  • Người lớn: Dùng uống liều 400mg x 1 lần/ ngày, uống 3 ngày.
  • Trẻ em: 5mg/ kg/ ngày, uống 3 ngày.

Trị bệnh nang sán:

  • Người lớn: Dùng 800mg mỗi ngày, uống trong 28 ngày. Dùng điều trị lặp lại nếu cần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Dùng 10 đến 15 mg/ kg/ ngày, uống trong vòng 28 ngày. Dùng điều trị lặp lại nếu cần.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Liều lượng chưa được xác định.

Ấu trùng sán lợn ở não:

  • Người lớn và trẻ em: 15 mg/ kg/ ngày, trong vòng 30 ngày. Dùng điều trị lặp lại nếu cần là sau 3 tuần.

Sán dây, giun lươn:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: Dùng 400mg x 1 lần/ ngày, uống 3 ngày. Dùng điều trị lặp lại nếu cần là sau 3 tuần.
  • Trẻ em ít hơn hoặc bằng 2 tuổi: Dùng 200mg x 1 lần/ ngày, uống 3 ngày. Dùng điều trị lặp lại nếu cần là sau 3 tuần.

Lưu ý: Liều dùng Albefar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể còn tùy thuộc vào thể trạng, và mức độ diễn tiến của bệnh.

Xử lý khi quên liều:

  • Bổ sung liều Albefar ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn, thì người dùng bỏ qua liều Albefar đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không được dùng liều Albefar gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Xử trí khi quá liều:

  • Khi bị quá liều thuốc Albefar cần điều trị các triệu chứng (rửa dạ dày) và dùng các biện pháp điều trị nâng đỡ.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Albefar

  • Người bệnh có bất thường chức năng gan, bị bệnh về máu cần thận trọng khi dùng thuốc Albefar.
  • Thuốc Albefar có thể gây giảm bạch cầu (dưới 1%) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, kể cả là giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt hoặc là giảm các loại huyết cầu.
  • Phải xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. Vẫn tiếp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.
  • Thuốc Albefar có thể làm tăng enzym ở gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng sẽ lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Kiểm tra chức năng gan (các transaminase) của người dùng phải được tiến hành trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị.
  • Nếu enzym gan tăng nhiều, người dùng nên ngừng dùng Thuốc Albefar. Sau đó lại có thể điều trị bằng Thuốc Albefar khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.
  • Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nên dùng thêm thuốc corticosteroid và thuốc chống co giật. Uống hoặc là tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ làm ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đầu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.
  • Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương ở não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc của người bệnh. Ngay cả khi dùng cùng với corticosteroid, bất cứ thuốc nào diệt ấu trùng sán lợn dùng để điều trị nang ấu trùng ở mắt hoặc tủy sống cũng có thể gây ra tác hại không hồi phục nên trước khi điều trị, phải khám mắt để loại trừ nang trong mắt.

4. Tác dụng phụ của thuốc Albefar

Một số những rối loạn rất hiếm có thể xảy ra khi dùng Albefar như: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thấy nhức đầu và dị ứng da. Các rối loạn này sẽ dần mất đi ngay khi ngưng dùng thuốc.

Thuốc Albefar cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Dễ bị bầm tím hoặc là chảy máu và yếu bất thường;
  • Sốt, đau họng, đau đầu, rát ngứa, bong tróc, phát ban da đỏ, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể hoặc là các triệu chứng giống như cúm.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng của Albefar bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa;
  • Nhức đầu và chóng mặt;
  • Rụng tóc tạm thời.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Albefar và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Albefar

  • Khi dùng cùng lúc thuốc Albefar với Praziquantel sẽ làm tăng nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa của albendazol.
  • Kết hợp Albefar với Cimetidine, Theophylline và Dexamethasone có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của albendazole.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Albefar thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Albefar phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Albefar

  • Thời gian bảo quản thuốc Albefar là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Albefar ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, vì nhiệt độ cao sẽ gây hư hỏng thành phần của thuốc.
  • Để Albefar xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc Albefar đã ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Kiểm tra hạn sử dụng thuốc Albefar trước khi dùng.
  • Khi không sử dụng thuốc Albefar thì cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Albefar, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Albefar điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

940 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Stroseca
    Công dụng thuốc Stroseca

    Thuốc Stroseca là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Ivermectin với tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các loại giun có hại cho cơ thể. Vậy loại thuốc này nên được sử dụng như thế nào để ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Ostozab
    Công dụng thuốc Ostozab

    Thuốc Ostozab có thành phần chính pyrantel, thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng virus. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh giun như giun kim, giun móc, giun đũa,... Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm ...

    Đọc thêm
  • Pentinox
    Tìm hiểu về thuốc tẩy giun Pentinox

    Pentinox thuộc nhóm thuốc trừ giun sán, được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng giun, sán. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Pentinox là thuốc gì và lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • larzole 400
    Công dụng thuốc Larzole 400

    Thuốc Larzole 400 có tác dụng gì, có diệt được giun không? Với thành chính là Albendazole, thuốc Larzole 400 có thể tiêu diệt được hầu hết các loại giun đường ruột, thậm chí là các ấu trùng nang sán ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vinfuca
    Công dụng thuốc Vinfuca

    Thuốc Vinfuca thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được dùng để điều trị các bệnh giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc và sán dây. Thuốc Vinfuca là loại thuốc được ...

    Đọc thêm