Công dụng thuốc Baclofen

Thuốc Baclofen chứa hoạt chất Baclofen được chỉ định trong điều trị các tình trạng co cứng, di chứng tái phát trong các rối loạn mạn tính như bệnh xơ cứng rải rác, tổn thương tủy sống, thoái hóa đốt sống cổ... Cùng tìm hiểu về công dụng, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Baclofen qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Baclofen

Thuốc Baclofen là thuốc gì? Thuốc Baclofen bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch tiêm chứa hoạt chất Baclofen. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Triệu chứng co cứng, di chứng thứ phát gây ra bởi các rối loạn mạn tính nghiêm trọng như bệnh xơ cứng rải rác, các dạng tổn thương tủy sống;
  • Dạng thuốc Baclofen tiêm truyền trong màng não tủy được dùng trong điều trị các chứng co cứng nghiêm trọng có nguồn gốc tủy sống ở người bệnh không đáp ứng với liệu pháp đường uống. Điều trị triệu chứng co cứng thứ phát do các rối loạn mạn tính nghiêm trọng như u cột sống, thiếu máu cục bộ tủy sống, bệnh tủy sống thoái hóa, thoái hóa cột sống cổ;
  • Baclofen dùng trong đường tiêm truyền trong màng não giúp điều trị triệu chứng co cứng có nguồn gốc não (bao gồm cả tổn thương não, liệt não).

2. Liều dùng của thuốc Baclofen

Công dụng thuốc Baclofen chỉ định trong điều trị các tình trạng co cứng có liều dùng khuyến cáo như sau:

Người trưởng thành:

  • Liều thuốc dùng bằng đường uống: Liều thuốc khuyến cáo ban đầu là 15mg/ngày chia làm 3 lần uống, liều thuốc được tăng dần lên phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Lưu ý liều thuốc không quá 80 – 100mg/ngày. Trường hợp không đạt được tác dụng sau 6 tuần điều trị cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ;
  • Liều thuốc dùng đường tiêm truyền trong màng não tủy điều trị chứng co cứng ở người bệnh không dung nạp với đường uống: Trước khi bắt đầu bằng chế độ tiêm truyền, người bệnh cần ngưng các liệu pháp điều trị chống co thắt khác để tránh nguy cơ quá liều hoặc tương tác thuốc. Liều thuốc Baclofen khuyến cáo ban đầu là 25 – 50 microgam tiêm truyền trong ít nhất 1 phút, tăng liều thêm 25 microgam sau ít nhất 24 giờ cho tới liều 100 microgam hoặc ở liều người bệnh đáp ứng dương tính trong 4 – 8 giờ thì ngưng. Người bệnh không đáp ứng với thuốc ở liều 100 micrgam được xác định là không phù hợp với liệu pháp tiêm truyền trong màng não tủy;

Trẻ em:

Liều thuốc Baclofen được dùng để giảm triệu chứng co cứng mạn tính kết hợp với bệnh lý mạn tính ở trẻ em là 300microgam/kg/ngày chia làm 4 lần uống. Tăng liều cách mỗi 3 ngày tới khi đạt được tác dụng điều trị mong muốn. Liều thuốc Baclofen duy trì khuyến cáo từ 750 microgam/kg/ngày đến 2mg/kg/ngày. Liều thuốc Baclofen duy trì có thể tính theo tuổi như sau:

  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: Uống 10 – 20mg/ngày;
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 20 – 30mg/ngày;
  • Trẻ em từ 6 - 8 tuổi: Uống 30 – 40mg/ngày;
  • Trẻ em lớn hơn 8 tuổi: Uống tối đa 60mg/ngày;
  • Trẻ em trên 10 tuổi có thể dùng liều như người lớn.

Thuốc Baclofen có thể được sử dụng bằng đường tiêm truyền liên tục trong màng não tủy điều trị triệu chứng co cứng nguồn gốc não ở trẻ em không dung nạp với thuốc Baclofen đường uống. Liều thuốc khuyến cáo ban đầu là 25 microgam ở trẻ em từ 4 – 18 tuổi. Liều thuốc duy trì trong khoảng từ 24 microgam/ngày – 1,2mg/ngày ở trẻ dưới 12 tuổi. Đối với trẻ em lớn hơn 12 tuổi có thể dùng liều duy trì như người trưởng thành. Thuốc Baclofen đường tiêm truyền không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị chứng co cứng ở trẻ em có nguồn gốc tủy sống.

Đối tượng khác:

  • Người bệnh suy thận: Phần lớn thuốc Baclofen được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu, vì vậy người bệnh suy thận có thể cần giảm liều thuốc;
  • Người cao tuổi: Dùng liều thuốc khởi đầu thấp hơn, liều thuốc duy trì dùng như người trưởng thành.

3. Tác dụng phụ của thuốc Baclofen

Thuốc Baclofen có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Rối loạn tâm thần, chóng mặt, choáng váng, ngủ gà, mất ngủ, giảm trương lực, mất điều hòa, lú lẫn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, yếu cơ, táo bón, đa niệu;
  • Ít gặp: Khó thở, đau ngực, tiểu khó, tiểu ra máu, giảm khả năng xuất tinh, đánh trống ngực, tiểu tiện đêm, bí tiểu tiện, phản ứng cai thuốc xảy ra khi ngừng đột ngột;
  • Hiếm gặp: Ảo giác, hạ thân nhiệt, sảng khoái, ù tai, trầm cảm, thay đổi vị giác, miệng khô, run giật nhãn cầu, rối loạn thị giác, tăng tiết mồ hôi, thay đổi glucose huyết, tăng co cứng cơ, thay đổi chức năng gan.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Baclofen

Người bệnh đang điều trị bằng thuốc Baclofen cần được theo dõi chặt chẽ về tình trạng lâm sàng và điện não đồ. Quá trình ức chế thần kinh trung ương có thể tăng lên khi sử dụng Baclofen cùng với các chất ức chế thần kinh trung ương khác như rượu...

Thận trọng khi sử dụng thuốc Baclofen ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Người bệnh bị tâm thần phân liệt, chứng loạn thần, lú lẫn cần được điều trị thận trọng cũng như giám sát cẩn thận bởi thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc Baclofen đường tiêm truyền màng não tủy cần ngưng sử dụng các thuốc chống co thắt đường uống (kể cả thuốc Baclofen đường uống) và cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Tránh dừng thuốc đột ngột vì có thể xảy ra tình trạng cai thuốc.

Người bệnh được thực hiện liệu pháp tiêm truyền Baclofen trong màng não tủy cần đảm bảo không mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn đồng thời.

Ngưng liệu pháp Baclofen tiêm truyền trong màng não tủy có thể dẫn đến sốt cao, co giật, thay đổi trạng thái tâm thần, tình trạng co cứng trầm trọng trở lại.

Thận trọng khi dùng thuốc ở trẻ em: Hiệu quả và độ an toàn của thuốc Baclofen dùng đường tiêm truyền và đường uống chưa được xác định ở trẻ em dưới 12 tuổi và dưới 4 tuổi.

Lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc Baclofen ở phụ nữ đang mang thai. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc ở đối tượng này khi thực sự cần thiết và cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.

Lưu ý đối với phụ nữ đang cho con bú: Baclofen bài tiết được vào sữa mẹ, vì vậy cần ngưng cho con bú trong thời gian điều trị bằng thuốc.

Người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Baclofen có thể gây tác dụng phụ an thần, chóng mặt, suy giảm thị lực và buồn ngủ... Vì vậy ở những người bệnh gặp phải các tác dụng phụ trên được khuyến cáo là không lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc

5.1. Tương tác thuốc – thuốc

Tác dụng của Baclofen tăng lên khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.

Chứng tăng vận động nặng thêm ở người bệnh sử dụng lithi cùng với Baclofen.

Sử dụng thuốc Baclofen ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc trầm cảm ba vòng có thể làm tăng tác dụng phụ hạ huyết áp.

Sự bài tiết của Baclofen có thể suy giảm khi sử dụng cùng với Ibuprofen hoặc các thuốc gây suy thận.

5.2. Tương tác thuốc – thực phẩm

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương của Baclofen tăng lên khi sử dụng cùng với rượu.

Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Baclofen, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và thực phẩm chức năng... để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

64K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Stomalugel P
    Công dụng thuốc Stomalugel P

    Thuốc Stomalugel P có thành phần hoạt chất chính là nhôm phosphate và các tá dược khác với lượng vừa đủ, Đây là thuốc điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa như điều trị viêm thực quản hay những ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • zoxaci
    Công dụng thuốc Zoxaci

    Amoxicillin là kháng sinh beta-lactam có phổ tác dụng rộng, tuy nhiên kém hiệu quả với chủng tiết beta-lactamase, đòi hỏi phải kết hợp với một chất khác Sulbactam. Sự kết hợp này có trong thuốc Zoxaci. Vậy thuốc Zoxaci ...

    Đọc thêm
  • Naxitamab
    Công dụng thuốc Naxitamab

    Naxitamab là một kháng thể đơn dòng, với mục tiêu là nhắm vào glycolipid GD2 hiện diện trên bề mặt của các tế bào khối u nguyên bào thần kinh và một số tế bào bình thường. Thuốc Naxitamab sẽ ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • xembify
    Công dụng thuốc Xembify

    Xembify là một loại globulin miễn dịch 20% dùng tiêm dưới da. Đây là thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc Xembify có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không tuân thủ điều ...

    Đọc thêm