Công dụng thuốc Basaterol

Basaterol chứa thành phần Lovastatin, thuộc nhóm thuốc statin. Thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới được chỉ định trong việc điều trị nồng độ cholesterol trong máu cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

1. Basaterol có tác dụng gì?

Basaterol có thành phần chính là Lovastatin, thuộc nhóm thuốc tim mạch. Basaterol được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng trong cách trường hợp như:

  • Thuốc có công dụng làm chậm sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch vành ở bệnh tim mạch vành
  • Điều trị nồng độ cholesterol tăng cao ở những bệnh nhân bị chứng tăng cholesterol huyết nguyên phát
  • Công dụng chính của thành phần lovastatin là điều trị rối loạn lipid máu và phòng ngừa bệnh tim mạch
  • Thành phần Lovastatin là một chất ức chế HMG-CoA reductase được chỉ định sử dụng để giảm cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng liên quan khác, bao gồm nhồi máu cơ timđột quỵ.

2. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng qua đường uống. Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên nuốt toàn bộ viên nén, không chia nhỏ thuốc, không nhai hoặc nghiền nát thuốc.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu dùng Lovastatin, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống giảm cholesterol. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên tránh uống nước bưởi vì nó có thể làm tăng độc tính của thuốc và các tác dụng phụ.

Liều lượng:

Lưu ý, liều thuốc áp dụng cho từng bệnh nhân có thể không giống nhau, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc.

  • Liều lượng thuốc thông thường dùng từ 10 - 80mg/ ngày, chia một lần hoặc chia nhiều lần.
  • Liều dùng cho thời gian đầu là 20mg/ ngày dùng vào bữa tối.
  • Liều tối đa sử dụng là 80mg/ ngày. Nên điều chỉnh liều lượng thuốc sau 4 tuần hoặc hơn.
  • Đối với các trường hợp người bệnh sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng thuốc trong thời gian đầu với 10mg/ ngày và không vượt quá 20mg/ ngày.
  • Bệnh nhân bị suy thận ở mức độ nhẹ đến vừa: Có thể không cần điều chỉnh liều thuốc. Tuy nhiên, với người bị suy thận nặng không dùng liều vượt quá 20 mg.
  • Bệnh nhân Suy gan: Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chống chỉ định

  • Không dùng cho người bệnh quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần thuốc.
  • Không dùng thuốc với các trường hợp người bị bệnh gan tiến triển hoặc tăng men gan dai dẳng không rõ nguyên nhân.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan không nên dùng Lovastatin.
  • Lovastatin được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai (nhóm thai kỳ X), nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như dị dạng xương hoặc khuyết tật.
  • Không dùng thuốc với các trường hợp mẹ đang cho con bú do thuốc có khả năng gây rối loạn chuyển hóa lipid ở trẻ sơ sinh.

3. Quá liều và cách xử lý

Các phản ứng có hại của thuốc do dùng quá liều có thể bao gồm bệnh thần kinh ngoại biên, tiêu chảy, tăng kali, bệnh cơ, tiêu cơ vân, suy thận cấp, xét nghiệm chức năng gan tăng, đục thấu kính mắt.

Cách xử lý: Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ phù hợp.

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Basaterol

Lovastatin thường được dung nạp tốt với các phản ứng có hại nhẹ và thoáng qua. Có rất ít trường hợp báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến Lovastatin. Dưới đây là các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc:

  • Tăng liên tục AST và ALT huyết thanh (hơn ba lần giới hạn trên của mức bình thường).
  • Tăng creatinin phosphokinase (CK) hơn hai lần bình thường.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Phát ban da.
  • Các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu.
  • Đau cơ, suy nhược, chuột rút cơ.
  • Mờ mắt, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm đái tháo đường, rối loạn chức năng nội tiết, nhiễm độc gan, và bệnh cơ, tiêu cơ vân

5. Thận trọng

  • Cũng như atorvastatin, simvastatin và các thuốc statin khác được chuyển hóa qua CYP3A4 , uống nước bưởi trong quá trình điều trị bằng thuốc chứa thành phần Lovastatin có thể làm tăng nguy cơ gặp các phản ứng không mong muốn.
  • Cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị nghiện rượu, thường xuyên uống rượu hoặc đã từng mắc bệnh gan, tiểu đường, bị co giật, đau cơ hoặc yếu, bệnh thận hoặc huyết áp thấp.
  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu đang mang thai hoặc dự định có thai. Trong khi dùng thuốc, người bệnh cần sử dụng các biện pháp tránh thai. Nếu bệnh nhân đang có thai cần ngừng dùng lovastatin ngay lập tức vì thuốc Lovastatin có thể gây hại cho thai nhi.
  • Có nguy cơ bị tăng lượng đường trong máu và nồng độ hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c) khi uống thuốc thuộc nhóm thuốc statin.
  • Ngừng sử dụng nếu nồng độ creatine phosphokinase (CPK) tăng cao.
  • Việc sử dụng thuốc Basaterol cần thận trọng ở những bệnh nhân lớn tuổi vì các trường hợp này có nguy cơ mắc bệnh cơ cao.
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng dùng Lovastatin hoặc bất kỳ bệnh nhân nào có các biểu hiện hoăc nguy cơ có thể dẫn đến suy thận (Cụ thể như: Nhiễm trùng huyết, hạ huyết áp, chấn thương, động kinh không kiểm soát được).
  • Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm men gan trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc điều trị với thuốc.
  • Việc sử dụng lovastatin ở bệnh nhân suy thận hoặc bệnh gan cần thận trọng trong việc kê đơn thuốc.
  • Ở những bệnh nhân dùng lovastatin đồng thời với danazol, diltiazem, dronedarone, hoặc verapamil, nên bắt đầu điều trị lovastatin với liều 10 mg và liều không được vượt quá 20 mg mỗi ngày.

6. Tương tác thuốc

  • Tránh dùng đồng thời với 2 loại thuốc như cyclosporin hoặc gemfibrozil, thận trọng với các loại thuốc nhóm fibrat khác vì tăng nguy cơ mắc bệnh cơ.
  • Amiodaron: Ở những bệnh nhân dùng đồng thời lovastatin và amiodaron, không dùng quá 40 mg lovastatin mỗi ngày vì liều cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ vân.
  • 1, 2-Benzodiazepine: Sự chuyển hóa của 1, 2-Benzodiazepine có thể bị giảm khi kết hợp với Lovastatin.
  • Abaloparatides: Hiệu quả điều trị của Abaloparatide có thể giảm khi dùng kết hợp với Lovastatin.
  • Abametapir: Nồng độ trong huyết thanh của Lovastatin có thể tăng lên khi kết hợp với Abametapir.
  • Acenocoumarol: Nồng độ trong huyết thanh của Acenocoumarol có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Lovastatin.
  • Acipimox: Acipimox có thể làm tăng hoạt động tiêu cơ vân của Lovastatin.
  • Acetylcysteine: Sự bài tiết của Lovastatin có thể bị giảm khi kết hợp với Acetylcystein.
  • Axit alendronic: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ, tiêu cơ vân và myoglobin niệu có thể tăng lên khi Lovastatin được kết hợp với axit Alendronic.
  • Nhóm thuốc ức chế CYP3A4 mạnh có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ, tiêu cơ vân khi kết hợp cùng với Basaterol, cụ thể bao gồm có Itraconazole, ketoconazole, posaconazole, clarithromycin, telithromycin, chất ức chế protease HIV, boceprevir, telaprevir, nefazodone và erythromycin.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • torvalipin
    Công dụng thuốc Torvalipin

    Thuốc Torvalipin được chỉ định phối hợp với chế độ ăn kiêng giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu, điều trị rối loạn lipid máu nguyên phát tuýp III... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Eslatinb 20
    Công dụng thuốc Eslatinb 20

    Eslatinb 20 là thuốc chỉ được bán theo đơn của bác sĩ, thường được sử dụng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và điều chỉnh lại nồng độ chất béo trong máu. Thuốc thường được sử ...

    Đọc thêm
  • Opfibrat
    Công dụng thuốc Opfibrat

    Opfibrat thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Opfibrat sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

    Đọc thêm
  • Merovast 10
    Công dụng thuốc Merovast 10

    Thuốc Merovast 10 nằm trong phân nhóm thuốc điều trị cho người mắc bệnh lý tim mạch. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu Merovast 10 là ...

    Đọc thêm
  • Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
    Công dụng thuốc Pahasu

    Thuốc Pahasu là một loại thuốc hạ mỡ máu, được sử dụng cho những bệnh nhân tăng mỡ máu mà không đáp ứng với chế độ ăn uống và tập luyện. Thuốc Pahasu có công dụng giảm hình thành cholesterol ...

    Đọc thêm